Bàn về thời gian, lời nói, cơ hội – Ngữ Văn 12

Bài làm

Thời gian đã qua đi không thể trở lại                    

Dòng sông đã ra đi làm sao về chốn cũ                

Náo nức khơi xa không thể vắng những cánh buồm

Áng mây trên đầu không thể ngừng trôi               

(Phó Đức Phương – Không thể và có thể)

 Con người chi học đuợc cách nuối tiếc một khi những gì có giá trị đã ra đi không bao giờ trở lại… Nấu được phép chọn ba điều mà chúng ta muốn giữ lại trong cuộc đời này nhất, đó có lẽ chính là: thời gian, lời nói và cơ hội những thứ tựa hồ như “áng mây trên đầu không thế ngừng trôi”.

Mất đi một ngôi nhà, cũng tức là bạn có khả năng xây dựng lại một ngôi nhà thứ hai. Đó cũng chính là lí do vì sao trên thế giới có hàng vạn ngôi nhà được đập đi và xây lại hằng năm… Mất đi một công việc, không có nghĩa bạn không thể kiếm được một công việc khác, thậm chí là tốt hơn công việc mà bạn đã từng làm.

Con người chúng ta sinh ra và tồn tại trong vũ trụ này có lẽ đã được ưu ái hơn rất nhiều loài khác khi Chúa trời ban cho chúng ta hi vọng và nghị lực níu giữ, cứu vãn mọi thứ của cải vật chất và thậm chí cả tình cảm (mất đi tình yêu đầu tiên, không có nghĩa là chúng ta không thể yêu lần thứ hai hay những lần tiếp theo sau đó). Nhưng có những thứ không nằm trong tầm kiểm soát chúng ta và chúng ta không thể níu giữ hay thay đổi được. Thời gian là một trong số đó.

Có câu “Thời gian là vàng, bạc”. Tôi thì không cho là như vậy. Vàng, bạc dù sao cũng chỉ là vật chất, con người chúng ta có thể làm ra chúng, tìm chúng… nhưng với thời gian, con người hầu như bất lực. Chúng ta không tạo ra thời gian và khi thời gian đã trôi đi thì không có cách gì khiến nó trở lại. Thời gian có lẽ còn quý hơn vàng bạc châu báu rất nhiều lần. Các vua chúa thời xưa bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để tìm thuốc trường sinh bất lão, cũng có nghĩa là muốn kéo dài thời gian sống của họ. Nói thời gian là tài sản vẫn chưa nói được hết sự quý giá của nó. Con người luôn muốn khống chế thời gian, nắm giữ thời gian, thậm chí còn có những mơ ước táo bạo về chiếc máy có thể quay ngược thời gian và thay đổi những việc đã làm quá khứ. Nhưng có lẽ đó mãi mãi chi là mơ ước vô vọng của con người. Mỗi phút trôi qua là ta mất đi một phút trong cuộc đời mình. Đó có thể là phút để tận hưởng một tách cà phê thơm lừng vào những buổi sớm, ngắm bình minh rạng đông trên những toà nhà cao tầng. Đó có thể là một phút tôi thoả sức đùa vui bên bạn bè, đầm ấm bên gia đình và người thân. Nhưng có thể là phút tôi vật lộn với bài vở học hành và quyết tâm ngày mai sẽ vào một trường đại học nào đó. Dù là những phút giây hạnh phúc hay khổ, thất vọng, tôi đều không muốn bỏ lỡ, vì tôi biết: thời gian qua đi, người ta sẽ mất đi rất nhiều điều. Chúng ta mất đi tuổi trẻ và bầu nhiệt huyết. Chúng ta mất đi cái ngây thơ hồn nhiên hay cái nông nổi dễ thương tuổi hồng, cuộc đời mỗi con người, có bao nhiêu lần chúng ta nuối tiếc vì nhũng gì đã làm, những lỗi lầm mình muốn sửa chữa… nhưng thời gian không cho hội để thực hiện.

Những người thành công trong cuộc sống là những người biết tận dụng tối đa thời gian. Mỗi ngày mỗi người chúng ta đều có một quỹ thời gian như chúng ta đều có hai mươi tư tiêng đồng hồ để làm những việc chúng ta muốn chỉ có điều chúng ta xử lý khoảng thời gian đó như thế nào mà. Với hai mươi tư tiếng một ngày như nhau, nhưng hoạt động của bạn là tích cực và có hiệu quả sẽ khiến bạn thành công hơn rất nhiều so với những người có cùng lượng thời gian mà không biết sử đụng nó. Rèn luyện cách sống “ vội vàng”, sống để tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời này sẽ giúp bạn không thấy nuối tiếc mỗi phút giây trôi qua trong cuộc đời…

Cùng với thời gian, có những thứ trôi qua mà không bao giờ có thể lấy lại được. Đó chính là lời nói. Tôi rất thích câu chuyện ngụ ngôn này: “Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch khác đều bu lại quanh miệng hố cứu chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, bọn ếch trên miệng hố liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn có nước chết mà thôi. Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, đừng nên làm chuyện vô ích. Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì bầy nói, nó bỏ cuộc và chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và tiến lên, khuyên nó hãy thôi không cố gắng nữa. Cuối cùng, nó nhảy được lên bờ . Cả bầy vây quanh nó và hỏi: “Anh không nghe chúng tôi nói gì hay sao?”. Thì ra, con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó trong khoảng thời gian vừa qua…”.

Có một sức mạnh sống chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc cũng có thể giúp anh ta vượt qua khó khăn vực anh ta dậy. Nhưng những lời nói thiếu thiện chí của chúng ta cũng có giết chết niềm hi vọng cuối cùng của một người đang trong cơn tuyệt vọng. Vấn để là ở chỗ nhiều khi chúng ta không ý thức hết được ý nghĩa, tác dụng của mỗi lời chúng ta nói. Giống như việc bạn thả một hòn sỏi vào nước, tạo những gợn sóng nho xoay tròn, hoà vào cơn sóng lớn, tràn ra biển cả. Bạn hoàn toàn không quan tâm đến những con sóng bạn tạo ra, nhưng chi bằng một sỏi thôi, bạn đã khuấy động cả biển cả bao la. Buông một lời nói vô tình, không cân nhắc, trong phút chốc bạn quên ngay. Nhưng đối với những người xung quanh, nó sẽ để lại vô vàn ngọn sóng. Tất nhiên, những cơn sóng mà bạn tạo sẽ chăng bao giờ quay trở lại với bạn, cũng như những lời nói vô tâm sẽ chẳng bao giờ lấy lại được, một khi bạn đã nói ra… Đôi khi tôi nghĩ, nếu có thể quay lại được thời gian thì dĩ nhiên chúng ta có thể sửa chữa những câu nói chúng ta đã lỡ lời nhưng thời gian chẳng thế quay lại được, và cũng đừng mong một ngày những lời nói của chúng ta sẽ được sửa chữa hay thay đổi… “Lời chàng mất tiền mua” nhưng chúng để lại trong lòng người nghe những dấu ấn chẳng bao giờ phai nhạt.

Một lời nói dối sẽ để lại ấn tượng về một kẻ dối trá lừa lọc, và để lại những hoài nghi trong lòng người nghe… Một lời mắng mỏ, quở trách vô tâm khiến rơi nưóc mắt… Một lời nói xấu sau lưng, để lại những thất vọng tràn trề, tình bạn lặng im biến mất… Chúng ta có bao giờ xoá đi được những hoài nghi những giọt nước mắt, những thất vọng? Vì vậy mà chúng ta chẳng bao giờ sửa được những lời nói của mình. Một lời nói tốt, bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc hay làm rơi nưóc mắt của ai đó…

Một lời nói vui vẻ và thiện chí dù chỉ trong giây lát bạn tưởng như chúng bay đi… nhưng mang hy vọng, niềm vui và tình yêu đến cho mọi người… Nói những lời yêu thương chân thành, một lời động viên an ủi sẽ để lại trong tim người nghe niềm vui và hy vọng.

Cùng với thời gian và lời nói, cơ hội cũng là một tài sản quý báu nhưng là một thứ mỗi con người trong chúng ta một khi đã mất đi thì không bao giờ có thể lấy lại được.

Trong thần thoại Hi Lạp, Cai-rốt là vị thần cơ hội. Thần có chòm tóc dài trước trán, phía sau thì hói. Nếu bạn muốn nắm lấy cơ hội thì khi ông ta đang tiến gần, bạn phải ngay lập tức nắm lấy chỏm tóc trước trán ấy. Khi Cai-rốt đã đi qua rồi, bạn không còn nắm được cơ hội nữa vì phía sau không còn tóc mà nắm. Như vậy, khi cơ hội đến với chúng ta, nếu bạn không nắm bắt nó ngay, thì sẽ bỏ lỡ, và vị thần cơ hội ấy không đành chỏm tóc thứ hai đằng sau cho bạn.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn than thở rằng mình kém may mắn, hay cơ hooik không đến với mình. Thậm chí chúng ta còn lấy “cơ hội” ra để biện minh thất bại của mình. Nhưng thực ra, cơ hội của mỗi người trong chúng ta nhau, chỉ có điều, bạn có nhận ra là nó đang đến, và có kịp nắm bắt nó không mà thôi.

Có hai nhà đầu tư chứng khoán cùng nhìn thấy cổ phiếu của một công ty đang sụt giảm. Nhà đầu tu A thấy vậy liền nói: “Công ty này chắc chắn không phải là nơi để ta đầu tư!”. Ngược lại, nhà đầu tư B lại nghĩ đây là cơ hội để đầu tư. Ông ta đã đầu tư vào công ty này bất chấp giá cổ phiếu của nó đang sụt giảm. Hai ngày sau, giá cổ phiếu bỗng nhiên tăng đột ngột. Nhà đầu tư B, do nắm bắt cơ hội nên đã mau chóng trở nên giàu có. Như vậy, cơ hội dành cho con người là như nhau. Khi cơ hội đến, bạn chi cần hơi sao nhãng, lưỡng lự thì chẳng khác gì bạn đang khoanh tay dâng cơ hội cho người khác. Mà có những cơ hội nếu để lỡ một lần bạn sẽ phải hối tiếc cả đời…

Cơ hội không phụ thuộc vào số phận như may mắn. Cơ hội tuỳ thuộc vào bản thân chúng ta. Chúng ta học mười hai năm đằng đẵng, cơ hội của chúng ta là kì thi đại học đầy cam go để chứng tỏ bản thân mình. Bạn càng chăm chỉ, càng nỗ lực thì khả năng nắm bắt cơ hội, khả năng đỗ của bạn càng cao. Như trường hợp của nhà đầu tư chứng khoán, nếu anh ta không có tầm nhìn, sự hiểu biết nhất định, chắc chắn anh ta sẽ không nhận ra đó là cơ hội để “tóm” lấy thành công. Vì vậy, cơ hội nằm trong tay chúng ta chứ không phái là ai khác. Đó có thể là những cơ hội giản dị, như cơ hội để nói những lời yêu thương đối với gia đình, bạn bè mình… Có thể ai trong chúng ta cũng có cơ hội, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhận ra và đón chào nó. Chúng ta thường bỏ lỡ cơ hội đem đến tình yêu cho mọi người, cho bản thân của chúng ta không biết. Khi những người đó đã xa rời ta mới hối tiếc vì mình bỏ lỡ cơ hội được nói những lời yêu thương.

Trước khi vào trong phòng mổ, mong ước lớn nhất của ngoại là được nghe tôi hát một lần. Ngoại muốn nghe cháu gái yêu của ngoại hát bài hát mà hồi bé ngoại đã dạy cho tôi. Nhưng tôi đã không làm điều đó. Tôi cười và nói ngoại: “Ngoại à! Con lớn rồi mà, con không hát trước đông người đâu! Khi nào ngoại khỏi bệnh, con sẽ hát cho ngoại nghe, lúc nào chỉ có con với ngoại thôi”… Nhưng sau đó, tôi không còn cơ hội hát cho ngoại nghe một lần nào nữa. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội để hát… và cũng bỏ lỡ cơ hội để nói với ngoại tôi yêu ngoại đến nhường nào…

Chúng ta, những con người trẻ tuổi, trẻ lòng, chúng ta còn nhiều thời gian và cơ hội. Nhưng có phải vì thế mà bạn dừng chân lại và tạm chấp nhận con đường bằng phẳng, hay là đi quá nhanh để lãng phí những giá trí của cuộc sống này? Bạn và tôi đều còn rất trẻ, trẻ và tràn đầy sức sống. Hơn hết, chúng ta thật may mắn khi nhìn thấy được những thứ mà trong tuong lai chúng ta có thể bò lỡ, nhìn thấy sự mất mát trước khi bị mất mát thật sự. Chúng ta sẽ có ý thức hơn để không để tuột mất những cơ hội, để tạo ra những gì chúng ta muốn, để cuộc sống này ý nghĩa hơn.

Vậy thì tại sao ngay từ bây giờ bạn không nâng niu những gì mà bạn có. Sao bạn không thực hiện thuyết Tương đối của Anh-xtanh, sao bạn không “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” và không “tóm” thật mạnh lấy túm tóc thần Cơ hội khi ngài bước qua? Hãy làm những điều đó để hạnh phúc mỉm cười với bạn… Hãy biến những điều không thể trở thành có thể:

Người đã ra đi có thể trở lại                                  

Vết thương ngày nào có thể liền da                       

Nước mắt sẽ thôi rơi, đôi môi lại chín đỏ                 

Bồi hồi ngày gặp nhau xua tan đi bao nỗi mong nhớ

Vòng tay yêu thương có thể rộng mở                      

Bóng mây muộn sầu có thế dần tan                       

Và điểu này thật rộn ràng êm ái                           

Có thể ngày mai chúng ta sẽ thành đôi.                

(Phó Đức Phương – Không thể và có thể)

Trần Mỹ Hạnh

(Lớp 12 Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội)

Nguồn Tìm Đáp Án

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web