Đề số 26 – Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề bài

Câu 1 (2,0 điểm).

       Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.

       Còn cô kỹ sư chỉ “ô” lên một tiếng! (…)Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành LongNgữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, trang 182)

a/ Nhận biết

Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

b/Nhận biết

Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

c/ Nhận biết

Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

d/ Thông hiểu

Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(1,0 điểm)

Câu 2 (3 điểm).Vận dụng cao

Viết đoạn văn trình bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.

Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).

Câu 3 (5 điểm). Vận dụng cao

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mấy sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa ! “

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..”

(Bếp lửa-Bằng Việt, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2015, trang 144).

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

– Phương thức Tự sự

b.

Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp

Cách giải:

– “Ồ”.

– “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

c.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và lien kết đoạn văn

Cách giải:

– Phép thế (ông).

– Phép nối (còn).

d.

Phương pháp: căn cứ các thành phần câu đã học

Cách giải:

– Phân tích:

Anh con trai (CN1);  trao bó hoa đã cắt cho người con gái (VN1)

Cô(CN2) ;  đỡ lấy (CN3)

– Kiểu câu: Câu ghép.

Câu 2.

Phương pháp:phân tích, tổng hợp

Cách giải:

a. Về hình thức

– Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,25 điểm.

– Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm.

– Viết đúng câu có thành phần phụ chú: 0,25 điểm. Câu cầu khiến: 0,25 điểm. Gạch chân đúng mỗi câu 0,25 điểm.

b. Về Nội dung cần có:

– Ước mơ trong cuộc sống là những kế hoạch, là điều tốt đẹp và hạnh phúc con người muốn có. Mỗi người một ước mơ và đều mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài.

– Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

– Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?

– Phân tích con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

– Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì.

Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người không hạnh phúc. Ước mơ lành mạnh, chính đáng và không lành mạnh sẽ đưa chúng ta đến đâu?

– Mở rộng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không biết ước mơ.

– Chúng ta hãy xây dựng ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ cho mục đích sống của mình.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu vấn đề: những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng về tình cảm bà cháu và suy tưởng của nhà thơ.

2. Giới thiệu đoạn trích

– Trong dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành từ nơi cuộc sống trăm màu, no ấm, hạnh phúc: Hình ảnh người bà đôn hậu, cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện hàm súc qua hình ảnh:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

– Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa niềm tin, hạnh phúc: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ …/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

– Bảy câu thơ tiếp nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa.

– Bảy dòng thơ tiếp: “Bếp lửa bà nhen là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ “nhóm bếp lửa” “nhóm nồi xôi”,… bốn lần vang lên đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Cảm xúc: niềm thành kính và biết ơn vô hạn của cháu dành cho bà.

– Nhận xét:

+ Tác giả viết bài thơ này khi đang đi du học, xa quê, xa bà. Hình ảnh gắn với bếp lửa trong kí ức và hiện tại tạo nên biểu tượng thống nhất: bà luôn luôn trong trái tim cháu.

+ Bài thơ đã nói lên thật xúc động tình cảm gia đình thắm thiết, sâu nặng.

3. Đánh giá chung

– Tác giả đã sử dụng ngôn tự mộc mạc, giản dị, hàm súc.

– Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

– Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh,…

– Bài thơ đã khắc họa thành công tình cảm bà cháu đẹp đẽ, xúc động, thiêng liêng.

 

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây 

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web