Đề thi học kì 2 Địa lí 12 – Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

  • A.

    Vịnh Hạ Long.

  • B.

    Phố cổ Hội An.

  • C.

    Chùa Bái Đính.

  • D.

    Thánh địa Mỹ Sơn

Câu 2 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

  • A.

    Hà Nội.

  • B.

    Hải Phòng.

  • C.

    Đồng Nai.

  • D.

    Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 3 :

Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  • A.

    Biểu đồ kết hợp.

  • B.

    Biểu đồ cột.

  • C.

    Biểu đồ miền.

  • D.

    Biểu đồ tròn.

Câu 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?

  • A.

    Đồng Tháp

  • B.

    An Giang

  • C.

    Cà Mau

  • D.

    Cần Thơ

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A.

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B.

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C.

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D.

    Nam Định, Bắc Ninh.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?

  • A.

    Quảng Ninh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Cà Mau

  • D.

    Bình Thuận

Câu 7 :

Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

  • A.

    Hải Phòng.

  • B.

    Lạng Sơn.

  • C.

    Bắc Giang.

  • D.

    Quảng Ninh.

Câu 8 :

Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long

  • A.

    Thiên tai bão, lũ quét, sạt lở đất diễn ra thường xuyên.

  • B.

    Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V – XI.

  • C.

    Chế độ nhiệt cao, ổn định quanh nắm.

  • D.

    Khí hậu cân xích đạo.

Câu 9 :

Cho bảng số liệu sau (**)

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A.

    Miền.

  • B.

    Tròn.

  • C.

    Cột ghép.

  • D.

    Cột chồng.

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  • A.

    Sông Mã.

  • B.

    Sông Thái Bình.

  • C.

    Sông Đà.

  • D.

    Sông Hồng.

Câu 11 :

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh năm 2010 của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

  • A.

    Kết hợp.

  • B.

    Tròn.

  • C.

    Cột ghép.

  • D.

    Đường.

Câu 12 :

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là:

  • A.

    Bò sữa.

  • B.

    Cây công nghiệp ngắn ngày.

  • C.

    Cây công nghiệp lâu năm.

  • D.

    Gia cầm.

Câu 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A.

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B.

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C.

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D.

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Câu 14 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay

  • A.

    Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • B.

    Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • C.

    Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

  • D.

    Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 15 :

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là

  • A.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • B.

    Bắc Trung Bộ.

  • C.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D.

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 16 :

Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất công nghệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 so với năm 2000, gấp

  • A.

    1,72 lần.

  • B.

    2,74 lần.

  • C.

    3, 7 lần.

  • D.

    4,75 lần.

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Việt Trì là

  • A.

    Năng lượng, chế biến lâm sản, hóa chất, vật liệu xây dựng.

  • B.

    Luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến nông sản.

  • C.

    Hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy.

  • D.

    Hóa chất, chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, cơ khí.

Câu 18 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

  • B.

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thiên Cầm, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

  • C.

    Cửa Lò, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

  • D.

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

Câu 19 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A.

    Hà Nội.

  • B.

    Đà Nẵng.

  • C.

    Huế.

  • D.

    Hải Phòng.

Câu 20 :

Công nghiệp phát triển chậm, phân tán, rời rạc ở khu vực nào?

  • A.

    Trung du.

  • B.

    Đồng bằng.

  • C.

    Miền núi.

  • D.

    Ven biển.

Câu 21 :

Vùng nào ở nước ta có nền kinh tế phát triển năng động nhất?

  • A.

    Bắc Trung Bộ.

  • B.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D.

    Đông Nam Bộ.

Câu 22 :

Đâu không phải là tài nguyên thiên nhiên nổi trội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A.

    quặng bôxit.

  • B.

    sinh vật biển.

  • C.

    đất đỏ badan.

  • D.

    dầu khí.

Câu 23 :

Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

  • A.

    Biển có độ sâu trung bình.

  • B.

    Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

  • C.

    Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.

  • D.

    Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 24 :

Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững thì nước ta cần làm gì?

  • A.

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • B.

    Phát triển các đặc khu kinh tế.

  • C.

    Đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu – cảng biển.

  • D.

    Mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều nước.

Câu 25 :

Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

  • A.

    Chất lượng nguồn lao động.

  • B.

    Thị trường.

  • C.

    Khí hậu.

  • D.

    Nguồn vốn đầu tư.

Câu 26 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A.

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B.

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C.

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D.

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Câu 27 :

Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở vùng nào?

  • A.

    Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

  • B.

    Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

  • C.

    Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

  • D.

    Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 28 :

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?

  • A.

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.

  • B.

    Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng.

  • C.

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.

  • D.

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.

Câu 29 :

Do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất nên ngành giao thông vận tải nào có những bước tiến rất nhanh?

  • A.

    Đường hàng không.

  • B.

    Đường sắt.

  • C.

    Đường bộ.

  • D.

    Đường biển.

Câu 30 :

Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp – xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.

Cho biết đâu là nhận xét không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước và đồng bằng sông Cửu Long:

  • A.

    Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh.

  • B.

    Diện tích lúa Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm trong khi sản lượng lúa vẫn tăng.

  • C.

    Sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005).

  • D.

    Diện tích lúa đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52,2% cả nước (năm 2005).

Câu 32 :

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA 1990 – 2014

Nhận định đúng với tốc độ tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2004 là:

  • A.

    Sản lượng than tăng nhanh nhất, sản lượng quặng sắt tăng chậm nhất.

  • B.

    Sản lượng dầu khí tăng nhanh nhất, sản lượng than tăng chậm nhất.

  • C.

    Sản lượng quặng sắt tăng nhanh nhất, sản đượng điện tăng chậm nhất.

  • D.

    Sản lượng điện tăng nhanh nhất, sản lượng quặng sắt tăng chậm nhất.

Câu 33 :

Để tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận thì vùng Tây Nguyên đã và sẽ phát triển nông nghiệp theo xu hướng nào?

  • A.

    Phát triển mạnh mô hình trang trại.

  • B.

    Liên doanh với nước ngoài.

  • C.

    Nông nghiệp gắn liền công nghiệp chế biến.

  • D.

    Hạn chế các thị trường khó tính.

Câu 34 :

Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

  • A.

    Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

  • B.

    Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

  • C.

    Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

  • D.

    Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

Câu 35 :

Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ngày càng sâu sắc là do:

  • A.

    Sự khác biệt về trình độ thâm canh và kinh nghiệm sản xuất.

  • B.

    Sự phân hóa địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi giữa các vùng.

  • C.

    Đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

  • D.

    Đẩy mạnh xây xựng nhà máy chế biến, giao thông vận tải.

Câu 36 :

Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do

  • A.

    cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.

  • B.

    là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • C.

    nằm trên con đường xuyên Á và có nhiều cảng biển của Việt Nam.

  • D.

    Tiếp giáp với 2 vùng kinh tế quan trọng cả nước và giáp cả biển.

Câu 37 :

Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

  • A.

    Đa dạng về ngành.

  • B.

    Gắn liền với vùng ven biển.

  • C.

    Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

  • D.

    Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Câu 38 :

Nhân tố thị trường có vai trò gì trong việc thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?

  • A.

    Quyết định.

  • B.

    Chủ yếu.

  • C.

    Cần thiết.

  • D.

    Quan trọng nhất.

Câu 39 :

Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :

  • A.

    Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.

  • B.

    Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.

  • C.

    Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.

  • D.

    Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 40 :

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

  • A.

    sông ngòi ngắn và dốc.

  • B.

    sự phân mùa khí hậu.

  • C.

    trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

  • D.

    hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web