Bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân dưới đây sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của bài học; tìm hiểu và giải quyết được các yêu cầu phần luyện tập trong SGK. Giaibaitap.pro.vn mời các em tham khảo để chuẩn bị bài được tốt hơn. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt.
Bài viết mới nhất :
- TOP Ứng Dụng Kiếm Tiền Online Uy Tín Dành Cho Học Sinh
- Giới thiệu về Airdrop Tài nguyên cần có khi cày AirDrop
- Cách sao lưu folder tự động từ PC lên web Google Photos
- Bài tập trắc nghiệm Mạch có R L C mắc nối tiếp có lời giải
- Hướng dẫn chơi game đám mây Xbox Cloud Gaming trên mọi nền tảng: Windows, macOS, Android, iOS
Dưới đây là hướng dẫn soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập soạn Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân trang 10 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1.
I. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội
a) Những yếu tố chung ở trong ngôn ngữ của cộng đồng
– Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm và thanh điệu…)
– Các tiếng (âm tiết) chính là sự kết hợp của các âm và thanh.
– Các từ (từ đơn và từ ghép)
– Các từ ngữ cố định (thành ngữ và quán ngữ…)
b) Các quy tắc và các phương thức chung
– Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (hay cụm từ, câu, đoạn…)
– Phương thức chuyển nghĩa từ (từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
– Cái riêng ở trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:
- Giọng nói của cá nhân
- Vốn từ ngữ của cá nhân
- Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách rất sáng tạo
- Việc cấu tạo ra tù mới
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung và phương thức chung.
– Biểu hiện rõ nhất của những nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.
III. Luyện tập (sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13)
Câu 1 (sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13)
– Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, là kết thúc một hoạt động nào đó
– Từ “thôi” được in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt và kết thúc một cuộc đời
⇒ Đây chính là sự sáng tạo về nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi đã mất đi một người bạn tri kỷ là Dương Khuê.
Câu 2 (sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13)
– Ở các câu thơ trên, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ
– Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều được đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám và đá + mấy hòn
– Đảo vị ngữ lên trên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu và xiên ngang mặt đất)
– Đưa các cụm động từ mạnh như “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vi ngữ lên trước
⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh mẽ cho câu thơ và sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.
Câu 3 (sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13)
Ví dụ ở trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như là sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng biệt khác nhau về kích thước, màu sắc và về khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo và cá ngựa.. đẻ con..
Với toàn bộ nội dung chi tiết ở phía trên các em hoàn toàn có thể tự tin chuẩn bị bài soạn từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong phần soạn văn của Ngữ Văn lớp 11 tốt nhất trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt!
Qua nội dung bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân gồm: phần tóm tắt lí thuyết và hướng dẫn giải bài tập luyện tập SGK, Đọc Tài Liệu hi vọng các em có thể đạt được những mục tiêu sau:
– Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
– Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung
– Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.