Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 (ngắn nhất) kết nối tri thức

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đọc đoạn văn viết về tác giả Hô-me-rơ, sử thi I-li-at cùng đoạn giới thiệu đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (tr.103-104) và cho biết:

a. Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?

b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?

c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông […] ở đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật đời sau” có ý nghĩa gì?

Lời giải:

a) Vì lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu tác giả Hô-me-rơ là lời trích dẫn gián tiếp và có ghi nguồn gốc xuất xứ.

b) Nội dung của câu văn trích dẫn ngoặc kép: là lời của nhà nghiên cứu viết về nội dung tương phản được khắc họa trong đoạn trích.

c) Phần đánh dấu ngoặc vuông là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó. 

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đọc đoạn văn trong phần 2 đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, từ câu “Thế là Đăm Săn ra đi” đến “chày của tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh” và cho biết:

a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.

b. Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?

Lời giải:

a) Phần cước chú ở chân trang giải thích các nội dung về truyền thuyết mặt trăng, mặt trời và thuật ngữ “dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời”.

– Phần cước chú được trình bày bằng cách: vị trí ở cuối trang, và chữ nhỏ hơn so với văn bản chính, trình bày theo thứ tự đánh số ở văn bản chính.

b) Đoạn văn có 2 cước chú. Cả hai cước chú này nhằm để giải thích và lảm rõ hơn nội dung được nhắc đến trong văn bản

Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Lời giải:

– Đoạn thứ 4 trong văn bản Tê-dê sử dụng cước chú và tỉnh lược trong văn bản:

     “Âm mưu này không phải của ông mà là của Mê-đê, nhân vật nổi tiếng trong cuộc săn tìm bộ lông cừu bằng vàng (1) , nàng ta đã biết đến” đến “Mê-đê tẩu thoát như nàng vẫn luôn làm thế […]”

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web