Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2 | Al ra NaAlO2 | NaOH ra NaAlO2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2 là phản ứng oxi hóa - khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2 | Al ra NaAlO2 | NaOH ra NaAlO2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng giữa Al và NaOH

2Al + 2NaOH + 2H2O →2 NaAlO2 +3H2

2. Điều kiện phản ứng Al ra NaAlO2

Nhiệt độ: Từ 400oC – 500oC

3. Phương trình ion rút gọn khi cho Al tác dụng NaOH

Phương trình phân tử

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Phương trình ion rút gọn

2Al + 2H2O + 2OH→ 2AlO2 + 3H2

4. Cách tiến hành phản ứng cho Al tác dụng với NaOH

Cho đồng Al tác dụng với dung dịch bazo NaOH

5. Hiện tượng Hóa học

Kim loại Al tan dần trong dung dịch và xuất hiện bọt khí, khí thoát ra chính là hidro H

Bản chất của phản ứng nhôm tác dụng với dung dịch kiềm như sau:Ở điều kiện bình thường nhôm có lớp oxit Al2O3 rất mỏng, bền và mịn bảo vệ nhôm nên nhôm không tác dụng

với nước. Khi nhôm tiếp xúc với dung dịch kiềm thì lớp oxit Al2O3này sẽ bị kiềm hòa tan, khi đó nhôm không còn màng oxit bảo vệ, nhôm sẽ tác dụng với nước theo phương trình sau:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓+ 3H2↑ (1)

Al(OH)3 tác dụng tiếp với dung dịch kiểm theo phương trình:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O (2)

Vậy phản ứng nhôm tan trong dung dịch kiểm là sự tổng hợp của phương trình (1),(2) và giải phóng khí H2:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

6. Tính chất hóa học của nhôm

6.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2→ 2Al2O3

ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

6.2. Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

  • Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3đặc, nguội

  • Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

6.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

6.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2

6.5. Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3

Một số phản ứng khác như:

3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

7. Tính chất vật lí của Nhôm

Màu sắc: Nhôm có màu trắng bạc, ánh kim nhẹ.

Trạng thái: Chất rắn.

Nhiệt độ nóng chảy: 660 độ C.

Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt: Kim loại nhôm có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt.

Tính chất: Nhôm rất nhẹ, dẻo, có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Nhận định nào sau đây sai về tính chất vật lí của nhôm?

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.

B. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.

C. Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng.

D. Nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi.

Lời giải:

Đáp án C

A đúng vì nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.

B đúng vì nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.

C sai vì nhôm có độ dẫn điện bằng 2/3 độ dẫn điện đồng (dẫn điện kém hơn đồng).

D đúng nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi

Câu 2. Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaHSO4.

D. NH3.

Lời giải:
Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2Al + 6NaHSO4 → 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 3. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO4 hiện tượng xảy ra là

A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh

B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ.

D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ rồi chuyển sang kết tủa màu trắng xanh

Lời giải:
Đáp án C

Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO4 hiện tượng xảy ra là Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ.

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

Câu 4. Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được V lít thoát ra. Giá trị của V ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 6,72 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Lời giải:
Đáp án C

nAl = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

0,1 mol → 0,15 mol

VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 5. Rót 100ml dung dịch NaOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tính m?

A. 3,9 gam

B. 1,95 gam

C. 7,8 gam

D. 11,7 gam

Đáp án A

nNaOH= 0,35 mol

nAlCl3= 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

=> NaOH dư 0,05 mol. Tạo 0,1 mol Al(OH)3

Vì dư kiềm nên Al(OH)3 tan 1 phần

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O

=> nAl(OH)3 tan= 0,05 mol

=> nAl(OH)3 dư= 0,1 – 0,05= 0,05 mol

=> mAl(OH)3 dư= 3,9g

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web