Phản ứng Al(NO3)3 → Al2O3 + NO2 + O2
1. Phương trình phản ứng nhiệt phân Al(NO3)3
4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2
2. Điều kiện phản ứng Al(NO3)3 ra Al2O3
Nhiệt độ: 150 – 200oC
3. Bản chất của Al(NO3)3 (Nhôm nitrat) trong phản ứng
Al(NO3)3 là muối nitrat của kim loại Al. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu thu được oxit kim loại tương ứng và khí NO2, O2.
4. Hiện tượng quá trình nhiệt phân Al(NO3)3
Nhiệt phân muối nhôm nitrat, ở nhiệt độ cao sau phản ứng có khí không màu thoát ra.
5. Ứng dụng của Al(NO3)3
– Do có tính oxi hoá mạnh nên Al(NO3)3 được sử dụng để làm chất chống trầy, chống ăn mòn và chất nitrat hoá. Nó được ứng dụng trong ngành thuộc da, khai thác uranium, tinh chế dầu mỏ.
– Sử dụng để sản xuất dây tóc nóng sáng, dệt may.
– Đóng vai trò là chất khử muối trong quá trình chiết xuất Actinide.
– Là nguồn nguyên liệu để điều chế ra nhôm oxit trong sản xuất giấy cách điện, chất nung nóng ống tia âm cực, và các lá lõi biến thế.
– Ứng dụng trong phòng thí nghiệm để làm thuốc thử.
6. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Lời giải:
Đáp án C
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3.
Câu 2. Nhôm không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?
A. FeSO4
B. HCl loãng, dư
C. H2SO4 đặc, nguội
D. KOH
Lời giải:
Đáp án C
Nhôm không phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2
Câu 3. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:
A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ
B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ
C. Nhôm không tan trong nước
D. Nhôm bền, không bị oxi hóa
Lời giải:
Đáp án B
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).
Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ.
Câu 4. Có 3 kim loại là Al, Mg và Ba. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận ra từng kim loại?
A. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Nước
D. Dung dịch CuCl2
Lời giải:
Đáp án C
Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước. Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg.
2Al + Ba(OH)2+ 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 ↑
Câu 5. Cặp chất nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. K2SO4 và BaCl2
B. NaCl và AgNO3
C. HNO3 và FeO
D. NaNO3 và AgCl
Lời giải:
Đáp án D
Phương trình hóa học minh họa:
A. K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4
B. NaCl + AgNO3 → NaNO3+ AgCl
C. 3FeO + 5HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 6. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao?
A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4
B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI
Lời giải:
Đáp án A
Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao là: CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4
CaCO3 → CaO + CO2↑
2 Zn(OH)2 → 2 ZnO + 2 H2 + O2
2KNO3 2KNO2+ O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 7. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2
B. Cu(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2
C. Hg(NO3)2, AgNO3
D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2
Lời giải:
Đáp án A
Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu trong dãy hoạt động hóa học thu được oxit kim loại, khí NO2và O2
Phương trình hóa học phản ứng minh họa:
2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2↑
2Fe(NO3)2 2FeO + 4NO2 + O2↑
2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2↑
Câu 8. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Lời giải:
Đáp án D
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Câu 9. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
Lời giải:
Đáp án B
A sai vì không thể dùng axit sunfuric loãng.
B đúng vì có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C sai vì axit nitric dễ bay hơi nên thu được hơi HNO3.
D sai vì đây là phản ứng trao đổi vì không làm thay đổi số oxi hóa.
Câu 10. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. ZnS + HNO3 (đặc nóng)
B. Fe2O3+ HNO3 (đặc nóng)
C. FeSO4+ HNO3 (loãng)
D. Cu + HNO3(đặc nóng)
Lời giải:
Đáp án B
Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.