Bài Tập 1 trang 38 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1. So với các nước khác ở Châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là
A. Bị các nước để cuốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu chiếm lược.
B. chế độ phong kiến mục nát.
C. Nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan toả cảng”.
D. một số bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải cách tân, phát triển đât nước theo hướng TBCN.
Câu 2. Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian
A. tháng 1-1867
B. tháng 1-1868
C. tháng 1-1869
D. tháng 1-1870
Câu 3. Cuộc Duy Tân Minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì
A. làm sụp đổ chế độ quân thù, chính quyền chuyển vào tay tư sản, đứng đầu là Thiên Hoàng.
B. những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá- giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.
C. do giai cấp tư sản tiến hành
D. tất cả các ý trên
Câu 4. Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa là
A. nền kinh tế chủ ngh tư bản phát triển mạnh
B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền.
C. Nhật Bản tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa
D. Sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mơ rộng thuộc địa.
Câu 5. Các vùng là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Nhật Bản hồi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ yếu ở
A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á
C. Châu Á- Thái Bình Dương
D. Trung Quốc
Hướng dẫn làm bài:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
B |
B |
D |
A |
Bài Tập 2 trang 39 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy nối các mốc thời gian ở ô bên trái với nội dung lịch sử ở ô bên phải cho phù hợp
Hướng dẫn làm bài:
Nối : 1-B ;2-A ; 3-E ; 4-D; 5-C
Bài Tập 3 trang 39 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật ? Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn ra sao ? hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước trong khu vực (Châu Á) và Việt Nam trong cùng thời kì Lịch Sử này.
Hướng dẫn làm bài:
– Tình trạng khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.
– Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.
– Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn : Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.
– Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Bài Tập 4 trang 39 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Nêu nội dung chính của cuộc Duy Tân Minh trị.
Hướng dẫn làm bài:
Về chính trị – xã hội:Triều đình thực hiện “phế phiên lập huyện” để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố ” tứ dân bình đẳng”
– Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
– Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
– Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
– Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
– Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Bài Tập 5 trang 39 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Tại sao nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ thứ XIX phát triển mạnh mẽ ? nêu những dấu hiệu chứng tỏ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Hướng dẫn trả lời:
– Tập trung vào hai sự kiện chính : sự xuất hiện của các công ti độc quyền ; chiến tranh tranh giành lãnh thổ với các nước đế quốc khác.
– Để hiểu sâu kiến thức, học sinh cần :
+ Giải thích được khi nào thì các công ti độc quyền xuất hiện, vai trò của các công ti này.
+ Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !