Bài 21: Ôn tập chương 1

Câu 1 trang 64 SGK Công nghệ 10

Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất?

Trả lời:

Mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng chỉ được biểu hiện khi tương tác với điều kiện môi trường. Ớ các vùng sinh thái khác nhau, giống có thể biểu hiện đặc điểm không giống nhau, vì vậy cần khảo nghiệm để đánh giá chính xác, từ đó mà công nhận kịp thời giống mới.

Khảo nghiệm giống còn xác định những yêu cầu kĩ thuật canh tác để khai thác tối đa hiệu quả của giống mới, từ đó mà có hướng sử dụng giống mới được công nhận


Câu 2 trang 64 SGK Công nghệ 10

Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.

Trả lời:

a) quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì.

Năm thứ nhất: gieo hạt tác giả, chọn cây ưu tú

Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng

Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.

b) quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng. 

Năm thứ nhất: Gieo hạt của vật liệu khởi đầu chọn cầu cây ưu tú

Năm thứ hai: Đánh giá dòng lần 1. Gieo hạt cây ưu tú thành dòng, chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo ở năm thứ ba.

Năm thứ ba: Đánh giá dòng lần 2. Hạt của dòng tốt nhất chia làm hai để nhân sơ bộ và so sánh giống. Hạt thu được là hạt siêu nguyên chủng được phục tráng.

Năm thứ tư: Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng

Năm thứ năm: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống siêu nguyên chủng.



Câu 3 trang 64 SGK Công nghệ 10

Nêu những ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm của tế bào thực vật là có tính toàn năng và có khả năng phản phân hoá, người ta có thể điều khiển một cách định hướng tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành mô, cơ quan và cây trưởng thành. Đó là phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Quy trình gồm các khâu:

– Chọn vật liệu nuôi cấy, thường là tế bào mô phân sinh.

– Khử trùng vật liệu

– Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

– Tạo rễ trong môi trường nhân tạo có bổ sung chất kích thích sinh trưởng: aNAA, IBA.

– Cấy cây trong môi trường thích ứng

– Trồng cây trong vườn ươm


Câu 4 trang 64 SGK Công nghệ 10

Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất.

Trả lời:

– Keo đất là những phần tử nhỏ, có kích thước dưới (1mu m), không hoà tan trong nước, ở trạng thái huyền phù.

– Cấu tạo gồm 1 nhân, ngoài nhân là lớp ion quyết định điện có thể là – (keo âm) hoặc + (keo dương), ngoài lớp ion quyết định là lớp ion bù mang điện tích trái dấu với lớp ion quyết định điện. Lớp ion bù gồm 2 lớp, phía trong là lớp ion bất đông, ngoài là lớp ion khuếch tán 


Câu 5 trang 64 SGK Công nghệ 10

Thế nào phản ứng dung dịch đất? Đất có những loại độ chua nào?

Trả lời:

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hay trung tính của đất. Phản ứng dung dịch đất do nồng độ ion H+ và ion OH quyết định.

Nếu [H+] > [OH] đất có phản ứng chua

[H+] = [OH] đất có phản ứng trung tính [H+] < [OH] đất có phản ứng kiềm

Để xác định đô chua, người ta dùng chỉ số pH(H2O): pH = -log[H+]

Nếu pH < 7 đất có phản ứng chua

pH = 7 đất có phản ứng trung tính pH > 7 đất có phản ứng kiềm

Trong đất có các loại ion H+ và Al3+. Căn cứ vào trạng thái các ion đó mà phân biệt:

Đất có độ chua hoạt tính là độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên.

Đất có độ chua tiềm tàng là độ chua do ion H+ và ion Al3+ bám trên bề mặt keo đất gây nên.


Câu 6 trang 64 SGK Công nghệ 10

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Trả lời:

Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.

Các biện pháp làm tăng đô phì nhiêu của đất:

– Cải tạo đất bạc màu

– Tưới tiêu hợp lí

– Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hoá học NPK.


Câu 7 trang 64 SGK Công nghệ 10

Sự hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn.

Trả lời:

 

Đất xám bạc màu (1)

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (2)

Sư hình thành

– Địa hình dốc

– Địa hình dốc

– Rửa trôi manh

– Mưa lớn, xói mòn, rửa trôi

Tính chất

– Tầng đất mặt mỏng

– Phẫu diện không hoàn chỉnh

– Thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát lớn, sét và keo ít

– Cát sỏi chiếm ưu thế

– Chua đến rất chua

– Chua đến rất chua

– Nghèo dinh dưỡng

– Nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng

– Vi sinh vật ít, hoat động yếu

– Vi sinh vật ít, hoạt động yếu

Biện pháp cải tạo

– Xây dựng bờ vùng, bờ thửa tưới tiêu hợp lí

– Làm ruộng bậc thang

– Cày sâu dần

– Thềm cây ăn quả

– Bón phân NPK hợp lí, tăng phân hữu cơ

– Canh tác theo đường đồng mức

– Trồng cây thành băng (dải)

– Bón vôi

– Bón vôi

– Luân canh với cây họ Đậu, cây phân xanh

– Luân canh

– Trồng cây bảo vê đất

– Nông, lâm kết hợp

 

Đất mặn (3)

Đất phèn (4)

Sư hình thành

– Do nước biển tràn vào

– Ảnh hưởng của nước ngầm

– Xác sinh vật phân huỷ giải phóng S, S kết hợp với Fe trong điều kiên yếm khí

FeS2 FeS2 bị oxy hoá = H2SO4

Tính chất

– Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao.

– Đất chặt khó thấm nước, ướt thì keo dính, khô thì nứt nẻ, rắn chắc.

– Nhiều muối tan NaCl, Na2SO4 do đó áp suất thẩm thấu lớn

– Trung tính hoặc kiềm

– Vi sinh vật ít, hoat đông yếu

– Thành phần cơ giới năng

– Rất chua

– Độ phì nhiêu thấp

– Vi sinh vật ít, hoạt động yếu

Biên pháp cải tạo

– Đắp đê ngăn nước biển

– Xây dưng hê thống kênh tưới tiêu

– Xây dựng hê thống mương máng tưới tiêu

– Lên liếp (luống) rửa phèn

– Bón vôi để giải phóng Na+ khỏi keo đất

– Bón vôi khử chua giảm độc Al3+

– Tháo nước rửa mặn

– Bón phân hữu cơ, vi lượng, lân

– Trồng cây chịu mặn

– Cày sâu phơi ải, dùng nước tưới rửa phèn


Nêu đặc điểm và kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.

Trả lời:

 

Phân hoá học

Phân hữu cơ

Phân vi sinh vật

 

– Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao.

– Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định

– Chứa vi sinh vât sống, thời hạn sử dụng ngắn

 

– Dễ tan, dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh

– Cần có quá trình khoáng hoá mới sử dụng được hiệu quả châm

– Mỗi loại chỉ thích hợp với 1 loại cây trồng

 

– Bón nhiều, liên tục làm đất hoá chua

– Không làm hại đất

– Không hại đất

 

– Bón thúc là chính, phân lân có thể bón lót

– ủ cho hoai mục

– Tẩm, trôn vào hạt, rễ cây trước khi trồng

Cách sử dụng

– Cần kết hợp bón vôi giảm độ chua do phân hoá học gây ra

– Dùng bón lót là chính

– Bón trực tiếp vào đất

 

– Nên sử dụng phân hỗn hợp NPK 

 

 

 


Câu 9 trang 64 SGK Công nghệ 10

Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

Trả lời:

Công nghệ vi sinh nghiên cứu, khai thác đặc điểm sống của vi sinh vật để sản xuất ra các loại phân bón như phân vi sinh cố định đạm, phân chuyển hoá lân, phân vi sinh phân giải chất hữu cơ.

– Phân vi sinh cố định đạm được sản xuất từ vi sinh vật cố định nitơ tự do cộng sinh với rễ cây họ Đậu hoặc hội sinh với rễ lúa.

– Phân vi sinh vật chuyển hoá lân chứa vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ hoặc vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan.

– Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ chứa vi sinh vật phân giải chất hữu cơ xenlulô thành các chất khoáng cho cây hấp thụ.


Câu 10 trang 64 SGK Công nghệ 10

Trình bày điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp.

Trả lời:

Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh

Ổ dịch khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát sinh và phát triển, có thể trở thành dịch hại – những điều kiện đó là:

– Nhiệt độ thích hợp – mỗi loài sâu bệnh phát triển trong một giới hạn nhiệt độ xác định, đa số phát triển mạnh ở nhiệt độ 25-30oC.

– Độ ẩm: sâu bọ sinh trưởng, phát triển đòi hỏi điều kiện độ ẩm và lượng mưa thích hợp, độ ẩm không khí thấp làm nước trong cơ thể bốc hơi mạnh, sâu có thể bị chết. Độ ẩm thích hợp còn làm cho cây trồng phát triển, là nguồn thức ăn phong phú cho sâu bệnh.

Ngoài ra, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc không hợp lí cũng có thể góp phần giúp sâu bệnh phát triển như đất giàu mùn, giàu đạm. Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây trồng.


Câu 11 trang 64 SGK Công nghệ 10

Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

Trả lời:

– Phòng trừ tổng hợp dịch hại là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí.

– Các biện pháp chủ yếu:

+ Biện pháp kĩ thuật

+ Biện pháp sinh học

+ Sử dụng giống chống chịu

+ Biện pháp hoá học

+ Biện pháp cơ giới

+ Biện pháp điều hoà


Câu 12 trang 64 SGK Công nghệ 10

Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Trả lời:

– Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao… làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

– Ảnh hưởng đến môi trường

+ Thuốc hoá học BVTV theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thuỷ sinh.

+ Thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo.

+ Thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngô độc cấp tính.

– Biện pháp hạn chế:

+ Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây bệnh.

+ Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

+ Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

+ Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.


Câu 13 trang 64 SGK Công nghệ 10

Nêu cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, vi rút, nấm trừ sâu bảo vệ cây trồng.

Trả lời:

– Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

+ Dựa trên cơ sở khoa học là bào tử vi khuẩn Bacillus thuringiensis có tinh thể prôtêin độc đối với sâu hại nhưng không độc với người và động vật có xương sống.

+ Quy trình sản xuất: – Nhân giống gốc trong môi trường nhân tạo, ủ cho lên men rồi thu hoạch, nghiền, lọc, bổ sung phụ gia, sấy khô, đóng gói.

– Chế phẩm vi rút trừ sâu

+ Cơ sở khoa học: vi rút gây bệnh khi xâm nhập cơ thể sâu hại sẽ phát triển trong cơ thể sâu, phá huỷ tế bào, mô của sâu làm cho sâu chết.

+ Quy trình sản xuất: nhiễm vi rút NPV vào sâu non cho vi rút phát triển, nghiền sâu, pha với nước, lọc lấy dịch chứa vi rút đậm đặc, thêm chất phụ gia, sấy khô, đóng gói.

– Chế phẩm nấm trừ sâu:

+ Cơ sở khoa học: nấm kí sinh phát triển trên cơ thể sâu non, làm các tế bào của cơ thể sâu bị phá huỷ, sâu chết.

+ Quy trình sản xuất: cấy giống thuần chủng Beauveria bassiana vào môi trường nhân tạo (cám, ngô, đường), rải mỏng cho nấm phát triển bào tử, thu hoạch sinh khối, sấy khô, đóng gói.

 

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web