MĐ
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với vật nuôi và con người? Cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
Phương pháp giải:
Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:
+ Chất thải chăn nuôi
+ Xác vật nuôi
– Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:
+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.
+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
– Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.
+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Câu hỏi tr110 CH1
Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục I SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
+ Chất thải chăn nuôi: chất thải vật nuôi, thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, chất thải thú y không được xử lý.
+ Xác vật nuôi: vật nuôi chết, xác vật nuôi không được xử lý và tiêu hủy đúng quy định.
* Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:
Chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước.
Câu hỏi tr110 CH2
Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi.
Câu hỏi tr110 CH3
Nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Ý nghĩa của từng biện pháp.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục III SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và ý nghĩa của nó:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; giảm phát thải và sử dụng tối đa chất thải ngay trong trang trại.
+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm cho chăn nuôi, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, tạo tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Câu hỏi tr112 CH1
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu và đề xuất những việc nên làm, không nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những việc nên làm, không nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
+ Không xây dựng chuồng nuôi gần khu ở.
+ Mật độ nuôi phải đảm bảo đúng quy định
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi
+ Lưu ý đến vệ sinh chuồng nuôi
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Câu hỏi tr112 CH2
Nêu một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
+ Chất thải chăn nuôi.
+ Xác vật nuôi.
Câu hỏi tr112 CH3
Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và ý nghĩa của từng biện pháp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và ý nghĩa của nó:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; giảm phát thải và sử dụng tối đa chất thải ngay trong trang trại.
+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm cho chăn nuôi, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, tạo tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Câu hỏi tr112 CH4
Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tiễn ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; giảm phát thải và sử dụng tối đa chất thải ngay trong trang trại.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm cho chăn nuôi, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, tạo tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !