Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân- SBT

Bài tập 1 trang 117 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam ở trong tình trạng

A.  khủng hoảng, đời sống nhân dân ngày càng thêm cực khổ.

B. hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng củng cố đất nước.

C. xã hội ổn định, đời sống của các tầng lớp nhân dân được quan tâm.

D. ý B và C đúng.

Trả lời: A

2. Giai cấp thống trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm

A. nông dân, công nhân.           

B. thương nhân, thợ thủ công. 

C.vua quan, địa chủ, cường hào 

D. vua quan, thương nhân.

Trả lời: C

3. Giai cấp bị trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm

A.công nhân và nông dân.

B. thương nhân và thợ thủ công.

C. nông dân, thương nhân và thợ thủ công

D. công nhân, nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

Trả lời: D

4. Cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo diễn ra vào năm

A. 1821.      C. 1831.

B. 1827.      D. 1841.

Trả lời: A

5. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổ ra ở ứng Hoà (Hà Nội, năm 1854) rồi lan nhanh ra Hà Nội, Hưng Yên là

A. Lê Văn Khôi.   C. Nông Văn Vân.

B. Cao Bá Quát.    D. Phan Bá Vành

Trả lời: B

6. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa “phù Lê” ở nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Phan Bá Vành. C. Nông Văn Vân.

B. Cao Bá Quát.    D. tù trưởng họ Quách. 

Trả lời: D


Bài tập 2 trang 118 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 2. Hãy điền các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong phong trào nông dân nửa đẩu thế kỉ XIX vào chỗ trống, tương ứng với mốc thời gian cho trước trong bảng sau.

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1833 

 

1833- 1835

 

1832- 1838

 

1840- 1848

 

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1833 

 Khởi nghĩa binh lính Lê Văn Khôi  (1833 -1835) ở Phiên An (Gia Định)

1833- 1835

Khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng do Nông Văn Vân lãnh đạo

1832- 1838

Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách. 

1840- 1848

Cuộc khởi nghĩa của người Khome ở Tây Nam Kì

 


Bài tập 3 trang 118 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 3.  Hãy tóm lược nét chính về tình hình nước ta nửa đầu thế kỉ XIX theo yêu cầu trong bảng sau.

Lĩnh vực

Những nét chính

Chính trị

 

Kinh tế 

 

Xã hội

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Những nét chính

Chính trị

–  Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

– Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính

Kinh tế 

* Nông nghiệp

–   Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

–   Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

–   Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

–   Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

–  Thủ công nghiệp nhà nước:

+  Tổ chức  quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+   Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy – được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

–   Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

* Thương nghiệp

+   Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+   Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng  như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+    Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

Xã hội

–  Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

+Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.

+  Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

–  Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

–   Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự…

–  Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng => Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh

 


Bài tập 4 trang 119 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Hãy so sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII.

Trả lời:

– Giống nhau :

+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.

+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt.

– Khác nhau :

Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê — Trịnh – Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó.


Bài tập 5 trang 119 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 5. Nêu đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX; so sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của các phong trào đó.

Trả lời:

– Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.

+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.         

– So sánh, ý nghĩa:

+Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia

+Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web