Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) – SBT

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng:

Bài tập 1 trang 117 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1968) là
A. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới xã hội, trọng tâm là đổi mới về kinh tế
B. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới chính trị gắn liền với đổi mới tư tưởng, trọng tâm là đổi mới về chính trị.
C. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về chính trị.
D. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
Câu 2. Trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới về kinh tế là
A. tập chung thực hiện ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng sản xuất.
B. tập chung thực hiện ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.
C. tập chung thực hiện bốn chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
D. tập chung thực hiện bốn chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng sản xuất.
Câu 3. Đảng ta đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững trong kế hoạch 5 năm ?
A. 1981-1986
B. 1986-1990
C. 1991-1995
D. 1996-2000
Câu 4. Thành tựu về sản xuất lương thực- thực phẩm của nước ta đầu thập kỉ 90 là
A. Đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
B. trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
C. đáp ứng nhu cầu trong nước, không phải nhập khẩu từ bên ngoài
D. trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu Đông Nam Á.

Hướng dẫn làm bài:

1

2

3

4

D

A

D

A

 


Bài tập 2 trang 118 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Đường lối của Đảng được đề ra trong hoàn cảnh nào ?

Hướng dẫn làm bài:

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương – tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng Cộng sản Việt Nam và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh ba vấn đề lớn:

Cơ cấu sản xuất

Cải tạo xã hội chủ nghĩa

Cơ chế quản lý kinh tế

Các nguyên nhân chính của khủng hoảng:

Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội bao cấp

Công nghiệp hoá theo lối giản đơn – tập trung vào công nghiệp nặng


Bài tập 3 trang 118 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hoàn thành tóm tắt những nhiệm vụ và mục tiêu trong từng kế hoạch Nhà nước 5 năm ; 1986-1990, 1991-1995 và 1996-2000:

Kế hoạch Nhà Nước

Nhiệm Vụ- Mục tiêu

1986-1990

 

1991-1995

 

1996-2000

 

 Hướng dẫn làm bài: 

Kế hoạch Nhà Nước

Nhiệm Vụ- Mục tiêu

1986-1990

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa do các Đại hội IV và V của Đảng đề ra. cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn : lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

1991-1995

đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát; ổn định, phát triển và nâng cao hiêu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. 

1996-2000

Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược-xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh “ nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

 


Bài tập 5 trang 118 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Nêu một số thành tựu nước ta đạt được qua kế hoạch 5 năm ?

Hướng dẫn làm bài:

Công nghiệp :Công nghiệp được nhà nước ưu tiên đầu tư vốn để phát triển. Trong công nghiệp nặng, có khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm Bắc Giang supe phốt phát Lâm Thao…Trong công nghiệp nhẹ, có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy Vạn Điểm, sứ Hải Dương, pin Vạn Điền, dệt 8-3,…Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ở địa phương, có hàng trăm xí nghiệp được xây dựng để hỗ trợ cho công ghiệp trung ương và giải quyết nhu cầu tại chỗ.  Công nghiệp được ưu tiên xây dựng chiếm 48% vốn đầu tư trong đó nhiều nhất là công nghiệp nặng chiếm 80%. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Xã hội chủ nghĩa và Trung Quốc nên đạt nhiều thành tựu. Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc. Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp giải quyết 80% nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Xây dựng 100 cơ sờ sản xuất mới và nhiều nhà máy, khu công nghiệp được mở rộng.

Nông nghiệp : Nông nghiệp được coi là cơ sở của công nghiệp. Nhà nước ưu tiên xây dựng và phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh, trại thí nghiệm cây trồng và vật nuôi… Người nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật. Tỉ lệ sử dụng cơ khí trong nông nghiệp tăng lên. Diện tích nước tưới được mở rộng nhờ phát triển hệ thống thủy nông vừa và nhỏ. Nhiều hợp tác xã đạt năng xuất 5 tấn thóc trên 1 ha. Trên 90% hộ nông dân và hợp tác xã, trong đó có 50% hộ vào hợp tác xã bậc cao.  Đại bộ phận nông dân tham gia Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN). thực hện chủ trương xây dựng HTX NN bậc cao ứng dụng khoa học kĩ thuật.[cần dẫn nguồn] Hệ thống thủy nông phát triển, xây dựng hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Nhiều HTX NN đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 11 hécta  

Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.  

Giao thông :Trong giao thông vận tải, mở rộng các mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, củng cố, hoàn thiện, đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.

Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển và tiến bộ đáng kể. Vấn đề văn hóa – tư tưởng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được đặc biệt coi trọng. Về giáo dục, so với năm học 1960 – 1961, số học sinh phổ thông năm học 1964 – 1965 tăng từ 1,9 triệu lên 2,7 triệu, số sinh viên đại học tăng từ 17.000 lên 27.000. Ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.

Có bước phát triển mạnh, số trường đại học tăng gấp đôi. Có 9000 trường các cấp và 2.6 triệu học sinh

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã làm thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Bài tập 6 trang 119 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Trình bày ý nghĩa của những thành tựu và nêu những khó khăn, tồn tại trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986-2000)

Hướng dẫn làm bài:

Ý nghĩa:

– Những thành tựu của 15 năm đổi mới (1986 – 2000) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.

– Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.

– Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và tiến kịp thời đại.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web