Câu 1 trang 89 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9
Nối ô chữ ở bên trái với ô chữ ở bên phải trong sơ đồ sau sao cho phù hợp với Luật quốc tế về biển năm 1982 và Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về chủ quyền vùng biển của đất nước.
(1) Đất liền |
a) 12 hải lí |
(2) Nội thủy |
|
(3) Lãnh hải |
b) 12 hải lí |
(4) Vùng tiếp giáp |
|
(5) Vùng đặc quyền kinh tế |
c) 200 hải lí |
(6) Lãnh hải + vùng đặc quyền kinh tế |
Trả lởi:
Nối : 3 – a ; 4 – a ; 5 – c, 6 – c.
Các ô nội thuỷ, đất liền thuộc chủ quyền không tính theo hải lí.
Câu 2 trang 90 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9
Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng
a) Đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta là
A. 3620 km và trên 1 triệu km2.
B. 3260 km và khoảng 1 triệu km2.
C. gần 3 nghìn km và khoảng 1 triệu km2.
D. trên 3000 km và dưới 1 triệu km2
b) Vùng biển của nước ta là
A. cả vùng Biển Đông.
B. vùng Tây Thái Bình Dương.
C. vùng vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vùng ven bờ biển miền Trung.
D. một bộ phận của Biển Đông.
c) Các bộ phận của vùng biển nước ta là
A. nội thuỷ và các đảo.
B. thềm lục địa và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
C. nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và các đảo, quần đảo.
d) Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố)
A. Quảng Bình. C. Quảng Nam.
B. Đà Nẵng. D. Khánh Hoà.
e) Huyện đảo Trường Sa thuộc
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. tỉnh Khánh Hoà.
C. tỉnh Bình Thuận.
D. thành phố Đà Nẵng.
Trả lời:
a | b | c | d | e |
B | D | C | B | B |
Câu 3 trang 91 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9
Dựa vào hình 38.2. Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam, tr. 136 SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Đảo, quần đảo |
Tên các đảo, quần đảo |
Gần bờ |
Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Trường Sa…. |
Xa bờ |
Hoàng Sa, Nam Yết, Sinh tồn,.. |
Câu 5 trang 91 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9
Hãy điền những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển ở nước ta vào chỗ trống trong sơ đồ sau:
Trả lời:
Các ngành kinh tế biển |
Điều kiện thuận lợi để phát triển |
Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản |
+ Vùng biển nước ta giàu có: hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,…), 100 loài tôm (có giá trị xuất khẩu cao: tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Tống trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá biển), hàng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. + Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn,… thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
|
Du lịch biển đảo |
Có các bờ biển, bãi tắm đẹp: – Bãi tắm: Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,… – Khu du lịch biển: Hạ Long, Đồ Sơn, Đà Năng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,…
|
Khai thác chế biến khoáng sản biển |
+ Các mỏ dấu khí trữ lượng lớn, nhất là ở thềm lục địa phía Nam. + Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho nghề làm muối, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ. + Có titan ở các bãi cát dọc bờ biển, cát chế biến thuỷ tinh (Vân Hải, Cam Ranh).
|
GTVT biển |
+ Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông xây dựng cảng.
|
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.