Bài 4. Chọn giống vật nuôi trang 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Chọn giống vật nuôi là gì? Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào?

Câu hỏi tr23 MĐ

Chọn giống vật nuôi là gì? Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào? Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? Nội dung của từng phương pháp chọn giống là gì?

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.

– Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu sau:

+ Ngoại hình

+ Thể chất

+ Sinh trưởng, phát dục

+ Khả năng sản xuất.

– Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

+ Chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn lọc trong đó các nhà chọn giống chỉ tiến hành chọn các cá thể theo các tính trạng kiểu hình mà không kiểm tra theo gen.

+ Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng biệt, quá trình gồm 3 bước: chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân, kiểm tra qua đời sau.

Câu hỏi tr23 CH1

Em hãy nêu thêm ví dụ về chọn giống một loại vật nuôi ở gia đinh, địa phương em.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Chọn giống lợn: mình trong, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở.

– Chọn giống lợn: mình trong, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở.

Câu hỏi tr24 CH1

Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng sữa.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.1 SGK kết hợp quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt: toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng.

– Đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng sữa: thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trước hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

Câu hỏi tr24 CH2

Sử dụng internet, sách, báo,… tìm hiểu về các chỉ tiêu ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chỉ tiêu ngoại hình của giống bò nuôi lấy thịt ở địa phương em đó là:

Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng.

Câu hỏi tr24 CH2

Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức mục II.2 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.

– Thể chất phụ thuộc vào:

+ Tính di truyền của vật nuôi

+ Điều kiện phát triển của vật nuôi.

Câu hỏi tr25 CH1

Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.3 SGK và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể.

Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc mới nở khoảng 20g, 4 tuần tuổi là 77g, 8 tuần tuổi đạt 118g, 16 tuần tuổi đạt 186g.

– Phát dục: là quá trình biến đổi về chất của cơ thể. Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển cơ thể con vật.

Ví dụ: Gà trống biết gáy; gà mái bắt đầu đẻ trứng.

Câu hỏi tr25 CH2

Sử dụng internet, sách, báo, … và cho biết nghiên cứu sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Giúp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với chu kỳ sống của con vật để có hiệu suất chăn nuôi cao: Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao thì phải nắm vững chu kỳ động dục của vật nuôi, sử dụng con vật cày kéo, tiết sữa, đẻ trứng… phải vận dụng tốt chu kỳ hưng phấn – ức chế của hệ thần kinh, chu kỳ ngày – đêm…

Câu hỏi tr25 CH3

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kì 300 ngày đạt 5 000 kg. Tỉ lệ mỡ sữa 3,32%.

– Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1 000 kg trong 1 chu kì 290 ngày. Tỉ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%.

Câu hỏi tr26 CH1

Sử dụng internet, sách, báo, … tìm hiểu về phương pháp chọn lọc hàng loạt một số vật nuôi phổ biến.

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…vận dụng kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Một số vật nuôi phổ biến sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt như: Gà, Vịt được thực hiện theo 3 bước:

– Bước 1:  Xác định chỉ tiêu chọn lọc

– Bước 2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn

– Bước 3: Đánh giá hiệu quả chọn lọ

Câu hỏi tr27 CH2

1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.

B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.

C. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.

D. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.

E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất

G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.

H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.

2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.

3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Phương pháp giải:

Vận dụng tất cả những kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1. Những câu phát biểu đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt:

A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.

C. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.

D. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.

E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất

H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

2. * Giống nhau:

– Cả hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của cơ thể

– Là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc vật nuôi

* Khác nhau:

+ Sự sinh trưởng

– Qua quá trình trao đổi chất cơ thể phát triển và có sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.

– Ví dụ: Thể trọng lợn con tăng từ 2kg lên 8kg

+ Sự phát dục

– Là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể vật nuôi

– Ví dụ: Gà trống biết gáy.

3. * Giống nhau:

– Đều được sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật.

– Để có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho nhu cầu con người.

* Khác nhau:

Dấu hiệu so sánh

Chọn lọc cá thể

Chọn lọc hàng loạt

Đối tượng

Sử dụng đối với dòng giao phấn.

Sử dụng đối với các dòng tự thụ phấn, nhân giống vô tính

Số lượng giống

Chọn ngay số lượng cá thể lớn

Năng suất

Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn định.

Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định

Cách chọn loc

Phải chọn lặp đi lặp lại nhiều lần

Có thể chỉ chọn một lần đã có giống tốt thuần chủng

Ưu, nhược điểm

Dễ tiến hành, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn thời gian, giá thành rẻ, được áp dụng phổ biến.

Khó tiến hành, đòi hỏi kỹ thuật cao, ít tốn thời gian, giá thành đắt, không được áp dụng phổ biến.

Câu hỏi tr27 CH3

Quan sát thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.

Phương pháp giải:

Vận dụng tất cả những kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Địa phương em nuôi gà với số lượng lớn, trình độ người dân còn hạn chế, vốn đầu tư thấp. Theo em, phương pháp chọn lọc hàng loạt là phù hợp nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web