Câu 1 trang 181 SGK Công nghệ 10
Trình bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ.
Trả lời:
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có 2 đặc trưng cơ bản, đó là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa:
+ Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. Ví dụ: Các hoạt động mua, bán, giá cả, tuyển dụng nhân sự… đều do giám đốc doanh nghiệp quyết đinh.
+ Tính tiêu chuẩn hóa đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Ví dụ, nhân viên bán hàng phải thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả bán hàng cho giám đốc doanh nghiệp; trước khi mua hàng, nhân viên phải lấy báo giá trình giám đốc…
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những nhiệm vụ, công việc nhất đinh nhằm thực hiện mục tiêu xác đinh của doanh nghiệp.
Câu 2 trang 181 SGK Công nghệ 10
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?
Trả lời:
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác đinh của doanh nghiệp và biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế.
Gồm các công việc:
– Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp
– theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh
–
Câu 3 trang 181 SGK Công nghệ 10
Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ những nguồn nào?
Trả lời:
– Vốn của chủ doanh nghiệp (vốn tự có) là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích lũy được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp.
– Vốn do các thành viên đóng góp
– Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay. Vì vậy cần tính toán khi lựa chọn nguồn vốn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất.
– Vốn của người cung ứng cho doanh nghiệp.
Câu 4 trang 181 SGK Công nghệ 10
Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Trả lời:
Hạch toán kinh tế là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp
Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
– Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số dương, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
– Nếu mức chênh lệch giữa doanh nghiệp và chi phí là một số âm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ.
Câu 5 trang 181 SGK Công nghệ 10
Trình bày nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trả lời:
+ Doanh thu và thi phần là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp về quy mô.
– Doanh thu lớn và có khả năng tăng trưởng thể hiện quy mô phát triển của doanh nghiệp.
– Thị phần là phần thi trường của doanh nghiệp hay là bộ phận khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Thị phần lớn thể hiện sự gia tăng khách hàng của doanh nghiệp trên thi trường.
+ Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó.
+ Mức giảm chi phí
Mức giảm chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khi doanh thu không có khả năng tăng được, thì giảm chi phí vẫn cho khả năng tăng lợi nhuận.
– Doanh thu thường tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên doanh thu tăng, chi phí tăng cũng tăng được lợi nhuận.
+ Tỉ lệ sinh lời: Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư. Nó cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu lợi nhuận tương ứng trong một thời gian nhất đinh.
+ Các chỉ tiêu khác
– Việc làm và thu nhập cho người lao động
– Mức đóng góp cho ngân sách
– Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Câu 6 trang 181 SGK Công nghệ 10
Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trả lời:
Biện pháp 1 : Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiêp
Trong nền kinh tế thị trường, xác định cơ hội kinh doanh là điều kiên quan trọng đối với doanh nghiêp.
Viêc xác định cơ hội kinh doanh phù hợp làm cho nhiều nhà kinh doanh phát triển không ngừng về quy mô và tăng lợi nhuân. Ngược lại xác định không đúng cơ hội kinh doanh làm cho nhiều nhà kinh doanh phải trả giá (hàng hóa không bán được, chi phí bảo quản, quản lí, trả nợ lãi… vẫn phải chi trả.
Biện pháp 2: Sử dụng có hiêu quả các nguồn lực
– Tổ chức và sử dụng có hiêu quả nguồn nhân lực
– Nâng cao hiêu quả sử dụng vốn kinh doanh
– Sử dụng tốt cơ sở vât chất, trang thiết bị của doanh nghiêp
Biện pháp 3: Đổi mới công nghệ kinh doanh
Biện pháp 4: Tiết kiêm chi phí
– Tiết kiêm chi phí vât chất
– Tiết kiêm chi tiêu bằng tiền
– Tiết kiêm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, điên thoại và dịch vụ viễn thông…
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !