Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là tài liệu học tốt Ngữ văn 12, giúp các bạn học sinh nắm bắt được nội dung chính trong bài, từ đó có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài soạn bài lớp 12 này còn bao gồm lời giải của các bài tập giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo.
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Câu 1: Tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

1.1. Từ ngữ của Hoài Thanh

Chàng Kim: rất mực chung tình

Thúy Vân: cô em gái ngoan

Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều nhưng cay nghiệt.

Thúc Sinh: anh chàng sợ vợ

Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao

Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng

Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.

1.2. Từ ngữ của Nguyễn Du

Tú Bà: nhờn nhợt màu da

Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi

Bạc Hà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét.

Những từ ngữ trên đây đã lột tả đúng thần thái và tính cách của từng nhân vật, đến mức tưởng như không thể có từ ngữ nào có thể đúng hơn, có thể thay thế cho các từ ngữ đó được. 

Tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo/tính cách các nhân vật trong truyện Kiều:

Câu 2: “Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng song vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.”

Câu 3: Có sự lạm dụng từ nước ngoài (tiếng Anh).

– Các từ lạm dụng là: fan, file, hacker.

– Thay thế lần lượt: người hâm mộ, tập tin, tin tặc.

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình cảm yêu mến và quý trọng tiếng Việt

– Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.”

2. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần hiểu được tiếng Việt

   + Hiểu về chuẩn mực, quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện âm thanh, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp

   + Tích lũy kinh nghiệm từ giao tiếp, từ sự trau dồi kiến thức qua sách vở, sách báo

3. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phụ thuộc vào hoạt động sử dụng tiếng Việt có ý thức

   + Cần tránh cách nói thô tục, kệch cỡm

   + Không cho phép lai tạp, lai căng

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1)

– Ở câu a không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, khiến câu không có chủ ngữ, vị ngữ

– Các câu b,c, d đều đảm bảo sự trong sáng tiếng Việt: đầy đủ thành phần câu, diễn đạt rõ ràng, trong sáng

Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web