Cấu hình electron của Cl–
1. Cấu hình electron của Cl–
Cấu hình electron của ion Cl– là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Viết gọn: [Ne] 3s2 3p6.
⇒ Cấu hình electron của Cl– giống với cấu hình electron của khí hiếm Ar.
2. Cách xác định cấu hình electron Cl–
Cấu hình electron của nguyên tử Cl là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 (hay [Ne] 3s2 3p5).
⇒ Số electron lớp ngoài cùng của clo là 7.
Nguyên tử Cl có thể nhận 1 electron để đạt cấu hình bền vững bền vững của khí hiếm gần nó nhất là Ar tạo anion Cl–.
Cl + e ⟶ Cl–
⇒ Cấu hình electron của ion Cl– là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Viết gọn: [Ne] 3s2 3p6.
3. Ví dụ
Câu 1: Cho nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của X– là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
Lời giải:
Đáp án B
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
⇒ Nguyên tử X có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
X + e ⟶ X–
⇒ Cấu hình electron của X– là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Câu 2: Cho ion X– có tổng số hạt là 53. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu 3, nhóm VIIA.
B. chu 2, nhóm VIIA.
C. chu 4, nhóm VIIA.
D. chu 3, nhóm IA.
Lời giải:
Đáp án A
Gọi số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử X là e, p, n.
Theo bài, ta có hệ:
(e+1)+p+n=53(e+1)+p−n=17e=p ⇒e=p=17n=18
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
⇒ Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
Xem thêm cách viết cấu hình electron của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết khác:
Cấu hình electron của Cu2+
Cấu hình electron của Al3+
Cấu hình electron của Ca2+
Cấu hình electron của Cr2+
Cấu hình electron của Cr3+
Cấu hình electron của Mg2+
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.