Khả năng chụp ảnh ban đêm, hay nói chính xác hơn là chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng đang là “chiến trường” cạnh tranh khốc liệt của nhất cả các nhà sản xuất smartphone hiện nay, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Vậy tính năng này thực sự hoạt động thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.
Chất lượng ảnh chụp thiếu sáng ngày càng được cải thiện trên smartphone
Trong vài năm qua, chất lượng phần cứng và các kỹ thuật xử lý hình ảnh dựa trên thuật toán đã thực sự thay đổi quan niệm của thế giới công nghệ về khả năng chụp ảnh trên smartphone. Trong đó, việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu – một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực nhiếp ảnh – đã trở nên tốt hơn theo “cấp số nhân” qua từng năm.
Chỉ một vài năm trước, điện thoại vẫn gặp khó khăn khi chụp những bức ảnh dù chỉ ở mức khá trong bóng tối, trừ khi sử dụng đèn flash. Nhưng giờ đây, chúng hoàn toàn có thể chụp được những bức ảnh với độ chi tiết ngoạn mục trong bóng tối – một điều mà đối với máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh không gương lật chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn.
Dẫn đầu xu thế này đang những cái tên đình đám như Google, Huawei, Apple, Samsung… Với yếu tố được tập trung đầu tư mạnh nhất là các thuật toán xử lý hình ảnh chuyên sâu, mà đa phần dựa trên AI. Đi kèm với đó là cảm biến ngày càng chất lượng hơn.
Ánh sáng và Nhiếp ảnh
Trước khi chúng ta đi sâu vào nguyên lý hoạt động của chế độ chụp đêm, đây là một số thuật ngữ nhiếp ảnh cơ bản có liên quan:
- Phơi sáng: Lượng ánh sáng đi đến cảm biến máy ảnh. Nó quyết định mức độ sáng – tối của bức ảnh.
- Tốc độ màn trập: Khoảng thời gian mà cảm biến máy ảnh tiếp xúc với ánh sáng. Tốc độ màn trập dài hơn cho phép thời gian tiếp xúc với ánh sáng lâu hơn, nhưng có thể gây ra hiện tượng hình ảnh bị mờ.
- Dải động: Phạm vi của tông màu tối nhất (bóng) và sáng nhất (vùng sáng) trong ảnh.
- Dải động cao (HDR): Một kỹ thuật xử lý hình ảnh trong đó camera chụp nhiều bức ảnh ở các mức phơi sáng khác nhau (bằng cách thay đổi tốc độ màn trập). Sau đó, nó kết hợp các hình ảnh lại để để nhấn mạnh bóng và điểm nổi bật.
Kết quả của một bức ảnh HDR phần lớn phụ thuộc vào phần mềm xử lý. Các nhà sản xuất có thể ưu tiên những chi tiết cụ thể nào đó, điều này không bắt buộc.
Chế độ chụp đêm
Tùy thuộc vào từng thiết bị/nhà sản xuất, chế độ chụp đêm có thể tự động được kích hoạt bởi cảm biến phát hiện ánh sáng yếu, hoặc người dùng sẽ phải tự kích hoạt thủ công trong ứng dụng Máy ảnh. Dù bằng cách nào, chụp ảnh ở chế độ ban đêm, thoạt đầu, có vẻ khá giống với chụp ảnh thông thường. Nhưng sự khác biệt đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là thời gian chụp ảnh ở chế độ ban đêm sẽ lâu hơn đáng kể. Tốc độ chụp lâu hơn đó rất quan trọng trong việc xử lý bức ảnh.
Chế độ chụp đêm sử dụng một biến thể của kỹ thuật HDR. Nó chỉ đạo camera chụp một loạt những bức ảnh khác nhau của cùng một đối tượng ở các mức độ phơi sáng khác nhau, bằng cách chụp chúng ở các mức tốc độ màn trập khác nhau. Sau đó, phần mềm xử lý hình ảnh (thuật toán) sẽ làm nhiệm vụ căn chỉnh và kết hợp các bức ảnh này lại với nhau để tăng độ chi tiết của ảnh.
Quá trình này cho phép các điểm nổi bật của ảnh có thể nhìn thấy được trong khi vẫn duy trì độ tối của bóng đen (shadow). Ngoài ra, nó cũng sẽ làm nổi bật các chi tiết trong bóng tối mà bạn vốn sẽ không thể nhìn thấy trong một bức ảnh thông thường.
Một số mẫu điện thoại sẽ tự động đặt khoảng thời gian cần để để chụp ảnh tùy thuộc vào mức độ tối của môi trường. Những những thiết bị khác lại cho phép bạn tự tùy chỉnh. Điều này phù thuộc vào từng nhà sản xuất.
Toàn bộ quá trình sẽ chỉ diễn ra trong vài giây. Vào thời điểm bạn xem ảnh, tất cả công việc bao gồm chụp nhiều ảnh, kết hợp chúng và tối ưu hóa hình ảnh sẽ được thực hiện và hoàn thành trong tíc tắc.
Các biến thể Night Mode
Gần như toàn bộ các thiết bị hàng đầu của Apple, Google, Samsung, Huawei và LG đều hỗ trợ chế độ chụp đêm.
Cụm camera trên các thiết bị này sử dụng những thuật toán độc quyền để xác định diện mạo tối ưu của một bức ảnh, sau đó tổng hợp hình ảnh mà bạn nhìn thấy cuối cùng. Các quy trình kết hợp khác nhau (còn được gọi là “bracketing”) mà mỗi nhà sản xuất sử dụng là lý do có sự khác biệt lớn trong chế độ chụp đêm giữa các hãng. Mặc dù mục đích sau cùng là như nhau.
Một số bức ảnh sẽ cho cảm giác tự nhiên hơn, trong khi những bức ảnh khác sẽ nhấn mạnh quá mức các điểm nổi bật để làm cho toàn bộ hình ảnh trông sáng hơn. Điều này phần lớn phụ thuộc vào mục đích cụ thể mà mỗi nhà sản xuất muốn nhấn mạnh.
Hơn nữa, cảm biến thực tế cũng quan trọng. Một số nhà sản xuất sử dụng kết hợp cảm biến độ phân giải cao với kỹ thuật gọi là Pixel Binning để có được những bức ảnh sáng hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Quá trình này liên quan đến việc giảm kích thước pixel lớn để tạo ra những bức ảnh sáng hơn, chi tiết hơn.
Cách chụp ảnh ở chế độ Night Mode
Bất kể bạn đang sử dụng mẫu smartphone nào, nếu nó hỗ trợ chế độ chụp đêm, dưới đây là một số điều cần lưu ý nếu bạn muốn có được những bức ảnh đẹp.
Một phần thiết yếu của quá trình này là căn chỉnh tất cả các bức ảnh khác nhau mà bạn chụp. Nếu ảnh phơi sáng lâu được chụp ở chế độ chụp đêm quá mờ, bạn sẽ không có được một bức ảnh tối ưu.
Đây là lý do tại sao hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên cố gắng giữ yên thiết bị tối đa khi chụp ảnh ở chế độ Night Mode Đó cũng là lý do tại sao trong hầu hết các hình ảnh quảng cáo về tính năng này, bạn sẽ chỉ thấy các chủ thể tĩnh. Nếu có thể, hãy sử dụng tripod khi chụp ảnh ở chế độ ban đêm.
Ngoài ra, hãy thử chụp trong môi trường có ít nhất một vài nguồn sáng mờ. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng bức ảnh mà còn có thể làm cho nó trông ấn tượng hơn sau khi được xử lý hậu kỳ.
Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.