Soạn bài Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê

Hình ảnh những vòng lượng của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích: “Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng”, “Mình phải dốc sức ra mà níu, lão nghĩ. Căng thẳng khiến nó thu hẹp các vòng lượn”, “Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương. Bây giờ các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều…”, “Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượng vòng chầm chậm…”. Cách miêu tả đầy chủ ý này thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau:

Xem thêmSoạn bài Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê

Soạn bài Số phận con người (Trích) – M. Sô-lô-khốp

- Hoàn cảnh của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi kết thúc chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a đầy những đắng cay, bất hạnh: chiến đấu chừng một năm, bị thương nhẹ hai lần, vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh Đức. “Người anh em ạ, hồi tưởng lại thật đau lòng, nhưng còn đau lòng hơn nữa khi kể lại những gì mình đã phải chịu đựng trong thời gian ở tù. Cứ nhớ tới những cực hình vô nhân đạo phải chịu bên Đức, cứ nghĩ tới bạn bè, đồng chí đã bỏ mình vì bị hành hạ trong trại tập trung, thì tim tôi không còn trong lồng ngực nữa mà nhảy lên đập ở cuống họng và tôi thấy ngạt thở”. Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, An-đrây Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: ngay từ tháng 6 năm 1942, vợ và hai con gái của anh đã bị com của bọn phát xít giết hại. Trở về thăm xóm thợ, An-đrây Xô-cô-lốp thấy ngôi nhà êm ấm xưa kia của gia đình giờ đây chỉ còn là một hố bom. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng hi vọng cuối cùng đó đã bị dập tắt. “Đúng sáng ngày mùng 9 tháng 5, ngày chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất A-na-tô-li của tôi…”. An-đrây Xô-cô-lốp đã chịu đựng những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải là một ngoại lệ hiếm hoi, mà lại là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người Xô viết đã hi sinh. Chính hoàn cảnh đau đơn, bi kịch của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sâu sắc sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến.

Xem thêmSoạn bài Số phận con người (Trích) – M. Sô-lô-khốp

Soạn bài Thuốc – Lỗ Tấn

- Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa thực chính là thực phẩm mà người dân Trung Hoa vẫn ăn hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm này, nó trở thành một vị thuốc “thần” để cứu người, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn tin vào đó để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Một phương thuốc chữa bệnh mê tín, lạc hậu dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.

Xem thêmSoạn bài Thuốc – Lỗ Tấn

Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

a. Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông Lí đã đáp lại bằng một hành động mỉa mai: mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân (mà theo ông, việc quan cần phải lí trí, cứng rắn, khách quan, ...). Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô.

Xem thêmSoạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Sau mấy buổi sáng “phục kích”, gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm Phùng đã phát hiện ra một cảnh thật ưng ý. Chưa bao giờ, suốt một đời cầm máy ảnh, anh được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: “Trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi,  toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ. Cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp diệu kì tột độ. Trong giây phút ấy, giâp phút bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, anh thấy tâm hồn mình trong trẻo tinh khôi kì lạ như vừa được gột rửa bởi cái đẹp hài hòa lãng mạn từ hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương huyền ảo. 

Xem thêmSoạn bài Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Chuyển hướng trang web