Soạn bài Số phận con người (Trích) – M. Sô-lô-khốp

- Hoàn cảnh của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi kết thúc chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a đầy những đắng cay, bất hạnh: chiến đấu chừng một năm, bị thương nhẹ hai lần, vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh Đức. “Người anh em ạ, hồi tưởng lại thật đau lòng, nhưng còn đau lòng hơn nữa khi kể lại những gì mình đã phải chịu đựng trong thời gian ở tù. Cứ nhớ tới những cực hình vô nhân đạo phải chịu bên Đức, cứ nghĩ tới bạn bè, đồng chí đã bỏ mình vì bị hành hạ trong trại tập trung, thì tim tôi không còn trong lồng ngực nữa mà nhảy lên đập ở cuống họng và tôi thấy ngạt thở”. Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, An-đrây Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: ngay từ tháng 6 năm 1942, vợ và hai con gái của anh đã bị com của bọn phát xít giết hại. Trở về thăm xóm thợ, An-đrây Xô-cô-lốp thấy ngôi nhà êm ấm xưa kia của gia đình giờ đây chỉ còn là một hố bom. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng hi vọng cuối cùng đó đã bị dập tắt. “Đúng sáng ngày mùng 9 tháng 5, ngày chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất A-na-tô-li của tôi…”. An-đrây Xô-cô-lốp đã chịu đựng những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải là một ngoại lệ hiếm hoi, mà lại là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người Xô viết đã hi sinh. Chính hoàn cảnh đau đơn, bi kịch của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sâu sắc sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến.

Câu 1:

– Hoàn cảnh của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi kết thúc chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a đầy những đắng cay, bất hạnh: chiến đấu chừng một năm, bị thương nhẹ hai lần, vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh Đức. “Người anh em ạ, hồi tưởng lại thật đau lòng, nhưng còn đau lòng hơn nữa khi kể lại những gì mình đã phải chịu đựng trong thời gian ở tù. Cứ nhớ tới những cực hình vô nhân đạo phải chịu bên Đức, cứ nghĩ tới bạn bè, đồng chí đã bỏ mình vì bị hành hạ trong trại tập trung, thì tim tôi không còn trong lồng ngực nữa mà nhảy lên đập ở cuống họng và tôi thấy ngạt thở”. Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, An-đrây Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: ngay từ tháng 6 năm 1942, vợ và hai con gái của anh đã bị com của bọn phát xít giết hại. Trở về thăm xóm thợ, An-đrây Xô-cô-lốp thấy ngôi nhà êm ấm xưa kia của gia đình giờ đây chỉ còn là một hố bom. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng hi vọng cuối cùng đó đã bị dập tắt. “Đúng sáng ngày mùng 9 tháng 5, ngày chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất A-na-tô-li của tôi…”. An-đrây Xô-cô-lốp đã chịu đựng những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải là một ngoại lệ hiếm hoi, mà lại là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người Xô viết đã hi sinh. Chính hoàn cảnh đau đơn, bi kịch của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sâu sắc sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến.

– Sau chiến tranh, thứ chờ đợi An-đrây Xô-cô-lốp chính là vực thẳm của nạn nghiện rượu. Bị đẩy vào tình cảnh bi đát, con người thiếu bản lĩnh sẽ dễ rơi vào bất lực, bế tắc. Bao quanh anh chính là sự tuyệt vọng và sự cô đơn, âm thầm và lặng lẽ. Hoàn cảnh và số phận của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sinh động những nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh.

Câu 2:

– Đang đau buồn, bế tác An-đrây Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là một nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh. Thằng bé chừng năm, sáu tuổi “rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”. Sự ngây thơ tội nghiệp, mồ côi không nơi nương tựa “ai cho gì thì ăn nấy”, “bạ đâu ngủ đó” của chú bé khiến An-đrây Xô-cô-lốp xúc động xót thương và yêu mến và đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó làm con!”.

– Tác giả tả niềm vui ấm áp bất chợt đến với cả hai: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy”… Sức mạnh của tình yêu thương thật là kì diệu. Nó sưởi ấm hai trái tim cô đơn lạnh giá và đem lại cho cả hai niềm vui sống. An-đrây Xô-cô-lốp tâm sự: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết”. “Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã bị suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn”.

– Điểm nhìn của tác giả cũng hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Cái chính ở đây là phải sắp xếp lại cuộc sống làm sao để trẻ em được sung sướng hạnh phúc, phải chăm sóc hết lòng cho bao nhiêu đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.

Câu 3: Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh thần trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường. Anh vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. Đã vào tuổi 46, An-đrây Xô-cô-lốp vẫn phải một mình xoay sở. Thật không đơn giản chút nào việc anh nhận bé Va-ni-a làm con. Đây là một công việc mới mẻ và đầy khó khăn: sự vụng về của người đàn ông phải nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Anh tâm sự: “Chỉ có mình tôi thì cần gì đâu?… nhưng thêm nó thì khác…”. Rồi đời thường với bao rủi ro lúc nào cũng có thể xảy ra đối với người lái xe như anh. Chẳng hạn như chuyện xe ô tô của anh quệt phải con bò: “Con bò đứng dậy ve vẩy đùa rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái”. Anh thuật lại với nụ cười hóm hỉnh với một dư vị chua chát. Bị tịch thu bằng lái là cuộc sống bị ảnh hưởng.

– Anh lại phải ra đi. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau tìm đến một nơi khác để kiếm sống.

– May mà An-đrây Xô-cô-lốp còn có chỗ dựa quan trọng là tình bạn, là tấm lòng của hai người bạn chiến đấu cùng đơn vị trước đây. Tình bạn cao cả đó đã sưởi ấm tâm hồn anh.

– An-đrây Xô-cô-lốp chân thành tâm sự: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”, “nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pit-tông thôi… Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại vì giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi. Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm con trai tôi phải khiếp sợ”.

– Nỗi đau vẫn không nguôi ám ảnh An-đrây Xô-cô-lốp. Anh chịu đựng lặng thầm và tâm sự chân tình: “Và đây là một điều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. An-đrây Xô-cô-lốp đã khóc trong giấc chiêm bao. Anh đã kiên cường nuốt thầm nước mắt để cho bé Va-ni-a không phải khóc.

Câu 4:                       

– Người kể chuyện – nhà văn :

+ Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết

+ Tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a: nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách…

+ Tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và Con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh. Đoạn trữ tình ngoại đề này là đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩa tư tưởng của cả đoạn trích.

Câu 5: Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát. Nhưng nhà văn vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc. Điều đó giống như Xô-cô-lốp đã được vợ chồng người bạn cưu mang; giống như Xô-cô-lốp và Va-ni-a đã đến với nhau để kiếm tìm chỗ dựa cho hạnh phúc của mình.

Luyện tập

Câu 1:

– Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô-lô-khốp, tôn trọng tính chân thật. Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi), thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh. Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Vania…)

– Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh.Tác giả ví hai cha con Xô-cô-lốp là “ hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị …bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ”. Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô-cô-lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại ,hình ảnhcủa nhân dân Nga.

– Cách kể chuyện: Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện. Ở đây có hai người kể chuyện. Người thứ nhất là Xôcôlốp, nhân vật chính; người thứ hai là tác giả. Thái độ của người kể chuyện là đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính, xúc động mãnh liệt trước số phận nhân vật này tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm. Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a: Thiết nghĩ rằngcon người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố ,chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu với mọi thử thách. Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh. Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.

Câu 2: Em có thể tưởng tượng những chi tiết về cuộc sống sau này của hai cha con Xô-cô-lốp. Những chi tiết đó nên thể hiện niềm tin vào hạnh phúc sau này của họ. Chẳng hạn: Hai cha con dừng lại cuộc hành trình, sống ở một ngôi làng nhỏ. Người dân ở đó tuy nghèo khổ vì tất cả đều đang xây dựng lại mọi thứ từ những đổ vỡ của chiến tranh nhưng họ lại đầy ắp tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Ngày ngày Xô-cô-lốp đi vỡ đất trồng cầy, Va-ni-a tới trường với bạn bè… Cả hai sống hạnh phúc, vui vẻ. Những vết thương buốt nhót ngày xưa dần nguôi ngoai và tạm ngủ yên trong kí ức của họ.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web