Công thức Phân bào và cách giải các dạng bài tập
I. Nguyên phân
Dạng 1: Xác định số NST, số cromatit , số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân
– NST nhân đôi ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa . Vào kì sau NST kép bị chẻ dọc tại tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào
– Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép , mỗi NST kép gồm có hai cromatit
– Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu tâm động
– Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào , số cromatit , số tâm động của một tế bảo qua mỗi kì của quá trình nguyên phân :
Dạng 2 : Xác định số tế bào con được sinh ra , số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Kì |
Kì trung gian |
Kì đầu |
Kỳ giữa |
Kỳ sau |
Kỳ cuối |
Số NST đơn (adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
|
0 |
0 |
0 |
4n |
2n |
Số NST kép |
2n |
2n |
2n |
0 |
0 |
Số cromatit |
4n |
4n |
4n |
0 |
0 |
Số tâm động |
2n |
2n |
2n |
4n |
2n |
Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân :
Với 1 tế bào :
– 1 tế bào nhân đôi 1 lần → 2 tế bào →2 1 tế bào
– 1 tế bài nhân đôi 2 lần → 2×2 tế bào →2 2 tế bào
– 1 tế bài nhân đôi 3 lần → 2×22 tế bào →2 3 tế bào
– ——————————————————————
– Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào .
Với x tế bào :
– x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số TB con được tạo thành = 2k . x
– Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là :
– 1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần cho quá trình nguyên phân là 2n.( 2k – 1)
– x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình phân bào là : 2n.( 2k – 1) x
II. Giảm phân
– Tương tự như vậy bạn cũng có thể tìm được số NST, số crômatit, số tâm động có trong tế bào qua mỗi kì của quá trình giảm phân như bảng sau:
Giảm phân I |
Giảm phân II |
||||||||
Kì trung gian |
Kì đầu I |
Kì giữa I |
Kì sau I |
Kì cuối I |
Kì đầu II |
Kì giữa II |
Kì sau II |
Kì cuối II |
|
Số NST đơn |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2n |
n |
Sô NST kép |
2n |
2n |
2n |
2n |
n |
n |
n |
0 |
0 |
Số crômatit |
4n |
4n |
4n |
4n |
2n |
2n |
2n |
0 |
0 |
Số tâm động |
2n |
2n |
2n |
2n |
n |
n |
n |
2n |
n |
Dạng 1 : Xác định số giao tử được sinh ra trong giảm phân
Áp dụng công thức :
– a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
– a tế bào sinh trứng qua giảm phân thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
Chú ý
Nếu tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần thì tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2k số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được sinh ra, sau đó mới áp dụng công thức trên
Cần phân biệt tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín ( sinh tinh/sinh trứng )
Tế bào sinh dục sơ khai là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra tế bào sinh tinh / sinh trứng; tế bào này không trực tiếp tạo ra giao tử
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng là tế bào duy nhất có khả năng giảm phân tạo giao tử ( tinh trùng / trứng )
Mối quan hệ của chúng được biểu diễn bằng sơ đồ sau
TB sinh dục sơ khai => TB sinh tinh/trứng => Trứng/tinh trùng
Cách giải :
Bước 1 : Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng
Bước 2 : Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân
– Nếu là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
– Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
Bước 3 : Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân
Dạng 2 :Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Áp dụng :
1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
4n – 2n = 2n NST
a tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
a× (4n – 2n) = a × 2n NST
Dạng 3 : Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình nhân đôi
Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện ( phá hủy ) 3 thoi vô sắc
( 1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần phân bào 2)
a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc.
Dạng 4 : Hiệu suất thụ tinh
H = Giao tử thụ tinh thành hợp tửTổng số giao tử sinh ra trong GP× 100%
Cách giải :
– Xác định tổng số tê bào tham gia vào quá trình thụ tinh
– Xác định tổng số giao tử được sinh ra trong giảm phân
– Xác định tỉ lệ
III. Bài tập vận dụng
Bài 1: Một tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp 1/4 số tế bào con được tạo ra tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình hình thành giao tử là 96. Giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 25%
a. Tìm bộ NST của loài.
b. Xác định số tế bào sinh trứng
Hướng dẫn giải
a. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n)
– Số tế bào con tạo thành: 25 = 32
– Số tế bào con tiến hành giảm phân: 32/4 = 8 tế bào
Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho 8 TB con tiến hành giảm phân:
2n × 8 = 96 → 2n = 12
b. Xác định số tế bào trứng tạo thành
Ta có: Số tinh trùng tạo thành là: 8 x 4 = 32
(Vì 1 TB sinh tinh qua giảm phân cho 4 giao tử, mà theo đề có 8 TB tiến hành GP)
Mặc khác:
HTT=TT thụ tinh ×100%∑TT
→ TT thụ tinh = ∑TT×HTT100=32×50100=16
Suy ra: số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 16
Ta lại có: Htrứng = Trứng thụ tinh . 100%
→ ∑Trứng = trứng thụ tinh×100∑trứng=16×10025=64
Vì 1 TB sinh trứng giảm phân cho 1 TB trứng
→Nên ta có số TB sinh trứng = số TB trứng = 64
Bài 2: Một loài có bộ NST 2n = 10. Ba hợp tử của một loại nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con có số NST đơn là 280. Biết hợp tử 1 tạo ra số tế bào con = 1/4 số tế bào con của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số tế bào con gấp đôi tế bào con của hợp tử 3. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
Hướng dẫn giải
Gọi:
Số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1
Số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2
Số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3
Theo đề bài, ta có: x = 1/4 y → y = 4x
y = 2z → 4x = 2z → z = 2x
Mặc khác: Tổng số NST đơn của các TB con tạo thành từ 3 hợp tử là 280
Hay: 2n (x + y + z) = 280
10(x + 4x + 2x) = 280
→ x = 4 → k1 = 2
y = 16 → k2 = 4
z = 8 → k3 = 3
Bài 3: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân một số lần liên tiếp, các tế bào con của hợp tử trên đã chứa tất cả 624 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định:
a. Số lần nguyên phân của hợp tử
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới.
Hướng dẫn giải
a. Số lần nguyên phân của hợp tử (k)
Theo giả thiết, ta có:
Số NST trong cá tế bào con tạo thành là 624 NST
∑ NST = 2n. 2k
624 = 78. 2k → k = 3
(Lưu ý: 2n là bộ NST của 1 TB con, 2k là số TB con tạo thành)
Vậy hợp tử của gà đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới
∑ NST = 2n. (2k – 2) = 78. ( 23 – 2) = 468 NST
Vậy 468 NST trong các tế bào con có nguyên liệu hoàn toàn mới.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.