Dấu hai chấm là gì? Công dụng của dấu hai chấm?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về dấu hai chấm với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của dấu hai chấm để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Dấu gạch ngang

1. Khái niệm

Dấu hai chấm là dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, một một chấm ở dưới, được kí hiệu như bên trong dấu ngoặc đơn (:)

2. Công dụng

2.1. Hỗ trợ giải thích cho câu trước

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu phần giải thích, giúp người đọc phân định phần thuyết minh, giải thích cho đoạn/câu trước đó.

Ví dụ: Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.

…”

2.2. Liệt kê

Sử dụng dấu hai chấm khi muốn liệt kê các sự việc, sự vật liên quan đến câu/đoạn trước đó.

Ví dụ: Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

2.3. Thông báo lời thoại

Dấu hai chấm dùng để báo trước lời thoại trực tiếp hay dẫn trích lời nói của một nhân vật cụ thể. Khi đó, đi kèm phía sau dấu hai chấm sẽ là dấu gạch đầu dòng ở hàng tiếp theo, hoặc dấu ngoặc kép (“).

Ví dụ: Ngày 19-9-1954, Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

3. Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

– Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó và đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web