Đề kiểm tra trang 58 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Câu 1 (4 điểm) : Quá trình phong kiến hoá ở các vưong quốc phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nước Tây Âu từ thế kỉ V là quá trình thiết lập chế độ phong kiến. Quá trình này diễn ra ở hầu khắp các nước Tây Âu.
– Thế kỉ III, đế quổc Rôma lâm vào tinh trạng suy thoái, xã hội rối ren. Đến cuối thế kỉ IV, người Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rôma.
– Những việc làm của người Giécman :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc man tộc như : Vương quốc Phơrăng, Vương quốc Đông Gốt, Vưong quốc Tây Gốt.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma rồi chia cho nhau.
+ Các thủ lĩnh người Giécman tự xưng vương và phong tước vị như công tước, ba tước, nam tước,… tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ.
– Kết quả của những chính sách trên :
+ Tầng lớp quý tộc, tăng lữ được hình thành bên cạnh các quý tộc vũ sĩ, quan lại. Họ có đặc quyền, giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.
+ Tầng lớp nô lệ, nông dân tự do bị tước đoạt ruộng đất và biến thành nông nô. Họ buộc phải nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và nộp tô thuế. Phương thức bóc lột địa tô hình thành.
Khi quan hệ bóc lột địa tô của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô được xác lập theo quan hệ phong kiến hình thành. Đó chính là quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nưóc Tây Âu, mà điển hình là ở Vương quốc Phơrăng.
Câu 2 (3 điểm) : Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nuớc ?
Trả lời:
– Theo quy luật phát triển của lịch sủ xã hội loài người, con người bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại, đặc biệt là công cụ sắt (trường hợp các quốc gia cổ đại phương Tây : Hi Lạp – Rôma).
– Tuy nhiên, cư dân phưong Đông cổ đại sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước khi chưa xuất hiện đồ sắt vì :
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện bên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơphorát và Tigơrơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.
+ Bên lưu vực các dòng sông lớn đã có những điều kiện hết sức thuận lợi cho đời sống con người như : đất đai phì nhiêu và mềm, dễ canh tác, mưa nhiều tạo ra nguồn nước tưới phong phú, khí hậu ấm nóng…
Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên mà con người chỉ với công cụ lao động bằng đá, tre, gỗ và thời kì đầu đồ đồng (khoảng 5500 đến 5000 năm cách ngày nay) đã có sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu 3 (3 điểm): Sự xuất hiện các thành thị trung đại có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời:
Khoảng từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện ở Tây Âu. Cư dân trong các thành thị trung đại gồm chủ yếu hai táng lớp là thợ thủ công và thương nhân, nên hoạt động kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Chính vì vậy, việc xuất hiện các thành thị trung đại có ý nghĩa rất lớn :
– Phá vỡ nền kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp và tạo điếu kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
– Tạo ra không khí dân chủ tự do. Đây là cơ sở hình thành các trường đại học lớn và các trung tâm văn hoá lớn của châu Âu.
– Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất dân tộc, quốc gia.
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !