Phản ứng F2 + H2O → HF + O2
1. Phương trình phản ứng Flo với H2O
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa Flo với H2O
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng phản ứng xảy ra giữa F2 và H2O
Với H2O khi đun nóng thì Flo bốc cháy.
4. Bản chất của F2 (Flo) trong phản ứng
F2 là phi kim mạnh nhất, có tính oxi hoá mạnh nhất. Khí F2 qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).
5. Mở rộng tính chất hóa học của Flo
F2 là một phi kim mạnh
5.1. Phản ứng với hidro
Phản ứng xảy ra ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ rất thấp tạo ra hydrogen fluoride
F2 + H2 → 2HF
5.2. Phản ứng với các kim loại
Oxi hóa tất cả các kim loại (kể cả Au, Pt) tạo muối florua kim loại ứng với bậc oxi hóa cao của kim loại đó khi florua đó bền ở điều kiện thí nghiệm
3F2+ 2Au → AuF3
Các kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng với flo xảy ra mãnh liệt.
Các kim loại Al, Zn, Cr, Ni, Ag… phản ứng mạnh khi đun nóng
Các kim loại Cu, Au họ Pt phản ứng khi đun nóng mạnh
3F2 + 2Au → AuF3 (điều kiện: t°cao)
5.3. Phản ứng với các phi kim khác
Phản ứng với hầu hết phi kim (trừ O2; N2; Ne; He; Ar) tạo ra hợp chất công hóa trị ứng với bậc oxi hóa cao của nguyên tố phi kim đó
3F2 + S → SF6
Flo phản ứng với các halogen khác, trong những điều kiện đặc biệt
F2 + Cl2 → 2ClF (điều kiện: 250°C)
3F2 (dư) + Cl2 → 2ClF3 (điều kiện: 280°C)
5F2 + 2I2 → 2I2F5
5.4. Phản ứng trao đổi
Flo có khả năng dời chỗ các halogen khác ra khỏi các hợp chất ion hoặc hợp chất công hóa trị (ở điều kiện xác định)
F2 + 2KCl (rắn) → 2KF + Cl2 (điều kiện: lạnh)
Nếu dư F2 còn có phản ứng:
Br2 + 5F2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HF
và có một phần flo tác dụng với H2O
5.5. Phản ứng với các hydrua
Với H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy
2F2 + H2O → 4HF + O2 (điều kiện: t°)
Với H2S, NH3 cháy trong khí flo thì tạo HF và (N2, NF3) hay SF6
Phản ứng với các dung dịch kiềm
Khác với các halogen khác, flo không tạo muối chứa oxi. Khi phản ứng với kiềm loãng (thí dụ NaOH 2%) lạnh tạo ra Oxygen difluoride và florua
2F2 + 2NaOH → 2NaF + OF2↑ + H2O (điều kiện: NaOH lạnh, 2%)
6. Ứng dụng của F2
– Dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.
– Điều chế 1 số dẫn xuất có những tính chất độc đáo.
– Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng.
– Dùng trong công nghiệp sản xuất hạt nhân.
7. Tính chất hóa học của H2O
7.1. Nước tác dụng với kim loại
Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.
H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.
7.2. Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.
H2O + Oxit bazơ → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O + H2O→ 2LiOH
K2O + H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
7.3. Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
H2O + Oxit axit → Axit
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
8. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Flo
Câu 1. Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?
A. F2, Cl2, Br2, I2
B. Cl2, Br2, I2, F2
C. Cl2, F2, Br2, I2
D. I2, Br2, Cl2, F2
Lời giải:
D. I2, Br2, Cl2, F2
Câu 2. Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HCl, HBr, HI, HF
B. HI, HBr, HCl, HF
C. HBr, HI, HF, HCl
D. HF, HCl, HBr, HI
Lời giải:
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
Lời giải:
Câu 6. Trong những câu sau đây câu nào không chính xác về nhóm halogen?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh.
B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hoá của halogen giãm từ flo đến iot.
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học.
Lời giải:
Câu 7. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất:
A. NaCl, NaClO3, Cl2
B. NaCl, NaClO, NaOH
C. NaCl, NaClO3, NaOH
D. NaCl, NaClO3
Lời giải:
Câu 8. Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.
B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.
C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.
D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
Lời giải:
Câu 9. Cho các nhận định sau:
(1). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần.
(2). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
(3). Trong công nghiệp sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
(4). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 10. Cho các phát biểu sau
(1). Có thể điều chế HCl bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc
(2). Có thể điều chế HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc.
(3). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt.
(4). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi.
(5). Clo được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(1). Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư thu được KCl, KClO3 , KOH
(2). Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được có các chất KCl, KClO, KOH
(3). Clo tác dụng được với tất cả các chất H2, Na, O2, Cu.
(4). Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế Cl2 từ HCl và các chất như MnO2, KMnO4, KClO3.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Câu 12. Cho các nhận định sau:
(1) Trong các hợp chất, flo có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
(2) Trong nhóm VIIA, độ âm điện giảm dần từ flo đến iot
(3) Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.
(4) Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở trạng thái khí
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Br2 + H2O ⇄ HBr + HBrO
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
Cl2 + NaBr → NaCl + Br2
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.