Bài 1 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Một phân tử ADN chứa 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X.
a) Tính chiều dài của phân tử ADN đó (ra µm).
b) Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào ?
Lời giải
a) Ta có 2X=T => T= 1300000, mà A=T, G= X
Vậy tổng số nucleotit của phân tử ADN này là: 2X+2T =3900000 nucleotit
Vật chiều dài của phân tử ADN là L=1950000 x 3.4Å=6630000 Å = 663 µm
b) phân tử ADN này nhân đôi một lần, môi trường phải cung cấp số nucleotit bằng với số nucleotit của phân tử ADN và bằng: 3900000 nucleotit
Bài 2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Cho biết các axit amin dưới đây tương ứng với các bộ ba mã hoá trên mARN như sau :
Val : GUU, Ala : GXX, Leu : UUG, Lys : AAA
a) Hãy xác định trình tự axit amin trong đoạn pôlipeptit được tổng hợp từ một đoạn gen có trình tự các cặp nuclêôtit như sau (không tính mã mở đầu và mã kết thúc) :
…XGGTTTXAA AAX…
…GXX AAA GTT TTG…
b) Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin như sau : Leu – Ala – Val – Lys. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit tương ứng trong đoạn ADN mang thông tin quy định cấu trúc của đoạn phân tử prôtêin đó.
Lời giải:
a) (1)…XGGTTTXAA AAX…
(2)…GXX AAA GTT TTG…
Nếu mạch (2) là mạch gốc thì mARN có trình tự: 5’…XGGTTT….3’ không phù hợp với dữ kiện đều bài
=> mạch (1) là mạch gốc => trình tự của mARN là: 5’…GXXAÀÀGUUUUG….3’ trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit là: Ala- Lys-Val-Leu
b) Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin: Leu – Ala – Val – Lys => trình tự mARN là :
5’…UUGGXXGUUAAA…3’
=> trình tự nucleotit trên đoạn ADN là:
3’…AAXXGGXAATTT….5’
5’… TTGGXXGTTAAA…3’
Bài 3 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi pôlipeptit a và 2 chuỗi pôlipeptit β. Gen quy định tổng hợp chuỗi ß ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu HbC kém gen bình thường một liên kết hiđrô, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.
a) Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit ? Thuộc dạng đột biến gen nào ?
b) Số nuclêôtit mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu ?
c) Tính số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.
Lời giải:
a) 2 gen có chiều dài bằng nhau nên số nucleotit không đổi => đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
Đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit và thuộc loại đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
b) Gen đột biến ít hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro nên đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T
– Gen bình thường: ta có H= 1068= 2A+3G , mà G = 186
=> A=T =255; G=X=186 => N = 882 nucleotit
– Gen đột biến: thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T
A=T=256; G=X = 185
c) Vì số lượng nucleotit của 2 gen là như nhau nên số axit amin của 2 gen là như nhau và bằng : (N/2 – 3)/3 = 146 axit amin
Bài 4 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Số lượng NST lưỡng bội của một loài là 2n = 10. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở :
a) Thể một b) Thể ba
c) Thể bốn d) Thể ba kép
e) Thể không
Lời giải
a) Thể một : 2n-1 =9
b) Thể ba: 2n+1= 11
c) Thể bốn: 2n+2 =12
d) Thể ba kép: 2n+1+1 = 12
e) Thể không: 2n-2=8
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !