Bài 1 trang 63 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Nêu điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và chọn giống bằng phương pháp gây đột biến.
Lời giải:
|
Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính |
Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến |
Đối tượng |
Thực vật, động vật bậc cao. |
Vi sinh vật, thực vật, động vật bậc thấp. |
Phương pháp tiến hành |
Cho giao phối. |
Xử lí đột biến. |
Lịch sử |
Đã sử dụng lâu đời. |
Những thập kỉ gần đây. |
Cơ chế |
Phân li độc lập – tổ hợp tự do ; tương tác gen ⟶ Các dạng ưu thế lai. |
Rối loạn vật chất di truyền ở mức phân tử hoặc tế bào ⟶ Đột biến gen và đột biến NST. |
Hiệu quả |
Thời gian dài – hiệu quả chậm. |
Thời gian ngắn – hiệu quả nhanh. |
Các đặc điểm chính |
– Tổ hợp các gen vốn có. – Đơn giản, dễ thực hiện. – Dễ dự đoán kết quả dựa trên các quy luật di truyền. – Tần số biến dị lớn. |
– Tạo và tổ hợp gen mới có giá trị chọn lọc. – Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật, trình độ cao. – Khó dự đoán kết quả do đột biến ngẫu nhiên và vô hướng. – Tần số biến dị nhỏ. |
Bài 2 trang 63 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Giống gà Plimút có gen trội A gây màu lông vằn liên kết với NST X, gen lặn a gây màu lông đen được tìm thấy ở giống gà Ápta. Hãy tiến hành phép lai như thế nào để có thể đánh dấu được giới tính ở gà con mới nở. Viết rõ sơ đồ lai.
Lời giải:
Muốn đánh dấu giới tính ở gà con mới nở cần làm cho kiểu hình mang gen Mặn xuất hiện ở giới mang NST giới tính (X^aY) (gà mái lông đen).
Vậy phép lai cần tiến hành là :
P: thuần chủng ({X^a}{X^a})(gà trống lông đen) x (X^AY) (gà mái lông vằn)
Giao tử P (X^a) (X^A); Y
F1: ({X^A}{X^a}) (gà trống lông vằn) (X^aY) (gà mái lông đen)
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !