Bài 4 trang 26 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập có lời giải
Quan sát hình và điền các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật vào các cột tương ứng ở bảng sau :
STT |
Tên bộ phận |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
1 |
Răng |
|
|
2 |
Dạ dày |
|
|
3 |
Ruột non |
|
|
4 |
Manh tràng |
|
|
Từ đó rút ra nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ãn thực vật.
Lời giải :
a) Các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thit và thú ăn thưc vật
STT |
Tên bộ phận |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
1 |
Răng |
-Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương. Răng nanh nhọn và dài, cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt -Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. Răng hàm nhỏ ít được sử dụng.. |
-Răng nanh giống râng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này ti lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chật cỏ (trâu). -Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai. |
2 |
Dạ dày |
-Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn -Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người.
|
-Da dày thỏ, ngưa là da dày đơn (1 túi). -Dạ dày trâu, bò có 4 túi. ở đây, dạ dày được tiêu hoá cơ học, hoá học và đặc biệt còn được biến đổi về mặt sinh học nhờ các vi sinh vậtử
|
3 |
Ruột non |
– Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật. – Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. |
– Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt. – Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
|
4 |
Manh tràng |
Manh tràng (ruột tịt) Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn. |
Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. |
b) Nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
– Thú ăn các loại thức ăn khác nhau nên ốns tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
– Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển ; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Bài 5 trang 30 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập có lời giải
Quan sát hình sau, hãy mô tả quá trinh trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.
Lời giải:
– Sự trao đổi khí ở giun đất được thực hiện trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
– Ở côn trùng, sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần. Ông khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng.
Bài 6 trang 30 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập có lời giải
Cho bảng số liệu về trao đổi khí ở phổi người trưởng thành :
Khí |
Áp suất từng phần tính bằng milimet thuỷ ngân (mmHg) |
|||
Không khí |
Không khí trong phế nang |
Máu tĩnh mạch trong các mạch đi tới phế nang |
Máu động mạch trong các mạch từ phê nang đi ra |
|
O2 |
159 |
100 – 110 |
40 |
102 |
CO2 |
0,2 – 0,3 |
40 |
47 |
40 |
a) Từ bảng trên rút ra được điều gì ?
b) So sánh vận tốc khuếch tán của khí (O_2) và của khí (CO_2) vào không khí trong phế nang. Tại sao sự chênh lệch của khí Oọ thì cao, sự chênh lệch của khí (CO_2) tuy thấp nhưng sự trao đổi khí (CO_2) giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường ?
Lời giải.
a) Cho thấy
– Liên quan đến trao đổi khí ở phổi.
– Chênh lệch (O_2) và (CO_2) giữa các nơi :
Sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của các khí trong máu tĩnh mạch đi tới phế nang và áp suất từng phần của các khí đó trong không khí ờ phế nang :
(O_2) là 100 – 40 = 60 đến 110 – 40 = 70 mmHg ; (CO_2) là 47 – 40 = 7 mmHg.
b) So sánh
– Vận tốc khuếch tán của (CO_2) vào không khí trong phế nang lớn hơn (O_2) là 25 lần.
– Vì bề mặt rộng, ẩm ướt, thông khí, giàu mạch máu
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !