Giải bài 4, 5, 6 trang 36 Sách bài tập Sinh 11

Quá trình hô hấp kép ở chim.

Bài 4 trang 36 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập tự giải

Vẽ sơ đồ và giải thích hô hấp kép ở chim.

Trả lời: 

Quá trình hô hấp kép ở chim.


Phổi chim có cấu tạo đặc biệt có thêm 9 túi khí sau khi không khí được hấp thụ một lần ở phổi sẽ trở lại phổi để hấp thụ lần thứ 2 và thải ra ngoài, nhờ vậy mà lượng ôxi gấp đôi trong một chu kì thở và sự hô hấp của chim được gọi là sự hô hấp kép vì sự hấp thụ (O_2) tới 2 lần trong một chu kì thở.


Bài 5 trang 36 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập tự giải

Dựa vào hình dưới đây nêu hướng tiến hoá của hộ tuần hoàn ờ các ngành, lớp động vật.

Trả lời

Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn:

+ Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

+Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín

+Từ tuần hoàn đơn (tim hai ngăn với một vòng tuần hoàn) →tuần hoàn kép(từ tim ba ngăn, máu pha nhiều→ tim ba ngăn với vách ngăn hụt trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn→ tim ba ngăn máu không pha trộn)→ tim 4 ngăn , 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ


Bài 6 trang 36 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập tự giải

Phân tích sơ đồ về chu kì hoạt động của tim dưới đây, giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

Trả lời

*Chu kì hoạt động của tim: Mỗi nhịp tim thì kéo dài trong 0,8 giây: 0,1 giây đầu tâm nhĩ co tâm thấp giãn, 0,3 giây sau tâm nhĩ giãn tâm thất co, 0,4 giây sau là thời gian giãn chung.

*Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì:

– Tim có khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ vào hệ thống dẫn truyền chung. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin. Đặc biệt là nút xoang nhĩ có khả năng phát ra xung điện sau một khoảng thời gian, rồi sau đó xung điện lan truyền khắp tim.

-Nhờ xung điệnnày mà tim co bóp nhịp nhàng, mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì mới, bằng pha co tâm nhĩ.Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào mạch chủ và động mạch phổi. Cứ như vậy tim hoạt động xuốt đời.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web