Bài 7 trang 23 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải
Cho 2 thứ cà chua thụ phấn với nhau được F1 có cùng kiểu gen. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Cho F1 thụ phấn với cây cà chua thứ nhất thu được F2-1 phân li theo tỉ lệ : 3/8 quả đỏ, tròn : 3/8 quả đỏ, dẹt : 1/8 quả vàng, tròn : 1/8 quả vàng, dẹt.
Cho F1 thụ phấn với cây cà chua thứ hai thu được F2-2 phân li theo tỉ lệ : 3/8 quả đỏ, tròn : 3/8 quả vàng, tròn : 1/8 quả đỏ, dẹt : 1/8 quả vàng, dẹt.
a) Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn trong phép lai trên.
b) Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1, cây thứ nhất và cây thứ hai. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Lời giải :
a) Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn trong phép lai
– F1 có cùng kiểu gen nên p thuần chủng (đồng hợp về tất cả các cặp gen đang khảo sát).
– Nhận xét từ thí nghiệm 1 : tỉ lệ quả đỏ/quả vàng = 3/1 —> quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng.
– Nhận xét từ thí nghiệm 2 : tỉ lệ quả tròn/quả dẹt = 3/1 -> quả tròn là tính trạng trội so với quả dẹt.
Quy ước gen :
– Gen A quy định quả màu đỏ là trội so với gen a quy định quả màu vàng.
– Gen B quy định quả dạng tròn là trội so với gen b quy định quả dẹt
b) Xác định kiểu gen và kiều hình của F1, cây thứ nhất và cây thứ hai. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
– Nhận xét từ thí nghiệm 1 : tỉ lệ quả đỏ/quả vàng = 3/1 => F1 = Aa x Aa ; tỉ lệ quả tròn/quả dẹt = 1/1 —> F1 = Bb x bb
F2-1 phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 —> F1 = AaBb X Aabb
– Nhận xét từ thí nghiệm 2 : tỉ lệ quả đỏ/quả vàng = 1/1 –> F1 = Aa X aa ; tỉ lệ quả tròn/quả dẹt = 3/1 —> F1 = Bb x Bb
F2-2 phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 —> F1 = AaBb X aaBb
– Trong cả hai thí nghiệm, cây F1 có cùng kiểu gen nên :
+ Kiểu gen của F1 là : AaBb.
+ Cây thứ nhất có kiểu gen : Aabb
+ Cây thứ hai có kiểu gen : aaBb.
Từ kiểu gen của F1 suy ra có 2 phép lai ở thế hệ P cho cùng kết quả.
P1 : AABB x aabb hoặc P2 : AAbb x aaBB.
Học sinh lập sơ đồ lai kiểm chứng từ P đến F2.
Bài 8 trang 24 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải
Ở người, hai gen liên kết trên NST 9 là gen xác định hệ nhóm máu ABO với các alen IA, IB, IO và gen NP1 với các alen N xác định móng chân biến dạng và n xác định móng chân bình thường. Người nam có nhóm máu O và đồng hợp về gen xác định móng chân bình thường, người nữ có nhóm máu AB và dị hợp về gen xác định móng chân biến dạng.
a) Xác định kiểu gen của người nam.
b) Vẽ cặp NST số 9 của người nam và chỉ ra sự sắp xếp các alen của hai gen trên.
c) Người nam có thể tạo ra các loại giao tử nào ?
d) Kiểu gen của người nữ là gì ?
e) Vẽ cặp NST số 9 của người nữ và chỉ ra sự sắp xếp các alen của hai gen trên.
f) Người nữ có thể tạo ra các loại giao tử kiểu cha mẹ nào (không hoán vị gen) ?
g) Người nữ có thể tạo ra các loại giao tử tái tổ hợp nào ?
h) Trao đổi chéo có thể ảnh hưởng đến việc tạo giao tử của người nam hay không ? Giải thích.
Lời giải:
a) ({{{I^O}n} over {{I^O}n}})
f) Người nữ có thể tạo ra 2 loại giao tử kiểu cha mẹ : IAN, IBn hoặc IAn , IBN
g) Người nữ có thể tạo ra 2 loại giao tử tái tổ hợp : IAn, IBN hoặc IAN ; IBn
h) Trao đổi chéo không ảnh hưởng đến việc tạo giao tử của người nam vì nó là thể đồng hợp về cả 2 gen.
Bài 9 trang 25 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải
1. Người ta đã cắt một cây thành nhiều đoạn, mỗi đoạn được đem trồng vào nơi có điều kiện chiếu sáng khác nhau. Các đoạn này đã phát triển thành các cây trưởng thành khác nhau về kích thước và số cụm hoa.
a) Các cây này có kiểu gen giống nhau hay khác nhau ? Giải thích.
b) Liệu có lí do để xác định rằng điều kiện chiếu sáng đã làm biến đổi kiểu gen của các cây này hay không ? Giải thích.
c) Hãy xác định những nguyên nhân khác có thể của biến đổi này.
2. Cây đã mọc lên những cụm hoa màu xanh đẹp. Từ cây này đã cắt đoạn đem trồng vào những vườn khác và cụm hoa đầu tiên được tạo ra lại có màu hồng. Cây tiếp tục mọc hoa màu hồng trong một số vụ, khi cắt các đoạn cây này đem trồng trở lại vào vườn ban đầu thì chúng lại mọc ra những cụm hoa xanh.
a) Đây có phải là đột biến không ? Giải thích.
b) Trong điều kiện ánh sáng tiếp tục như vậy, bạn có cho rằng nó là nguyên nhân của biến đổi này hay không ?
Lời giải
1. a) Các cây này có kiểu gen hoàn toàn giống nhau do được nhân lên từ các đoạn khác nhau của cùng một cây qua sinh sản sinh dưỡng.
b) Không có lí do để cho rằng ánh sáng đã làm biến đổi kiểu gen của các , cây này vì ánh sáng thông thường khó có thể làm biến đổi kiểu gen của một sinh vật mà nó chỉ là nguyên nhân gây thường biến, do cơ thể tự điều chỉnh về sinh lí giúp cho cây thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
b) Ngoài nguyên nhân độ chiếu sáng khác nhau, cồn có thể có những lí do khác như độ phì nhiêu, độ ẩm, độ pH của đất… gây nên những sai khác trong sinh trưởng của cây.
2. a) Đây cũng không phải là đột biến, mà chỉ là thường biến, vì đột biến xảy ra với tần số rất thấp. Mặt khác những điều kiện trồng thông thường khó có các tác nhân đủ mạnh đến mức làm biến đổi kiểu gen của cây. Hơn nữa, việc cắt đoạn các cây này đem trồng trở lại vườn ban đầu, chúng lại mọc ra các cụm hoa xanh —> rõ ràng đây chí là thường biến.
b) Trong điều kiện chiếu sáng tiếp tục như vậy, có thể coi độ chiếu sáng là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !