Lời tiễn dặn (Ngữ Văn 11)

Lời tiễn dặn

I. Tìm hiểu chung về thể loại truyện thơ

1. Khái niệm

– Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lí.

2. Đặc điểm

a. Chủ đề

– Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi.

– Các chàng trai, cô gái nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.

b. Cốt truyện

+ Yêu nhau tha thiết;

+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ;

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Tiễn dặn người yêu

– 1846 câu thơ:

Câu chuyện được dựa vào 3 sự việc sau:

+ Tình yêu tan vỡ;

+ Lời tiễn dặn;

+ Hạnh phúc.

b. Bố cục đoạn trích

– Phần 1: từ đầu đến “…góa bụa về già”: tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

– Phần 2: còn lại: cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Đoạn 1: Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn:

* Tâm trạng của cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai:

– Cô gái cất bước theo chồng mang theo gánh nặng tâm tư sầu thương.

– Biểu hiện:

+ “Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông”

→ cấu trúc trùng điệp → lưu luyến, nuối tiếc tình yêu, chờ đợi, nuôi hi vọng về sự thay đổi.

+ Chân bước, lòng càng đau, càng nhớ → nỗi đau giằng xé.

→ Tâm trạng cô gái mâu thuẫn, đau khổ, cay đắng đến tuyệt vọng.

→ Chàng trai thấu hiểu nỗi nhớ nhung, sự chờ đợi của cô gái → sự đồng cảm giữa hai người.

– Nguyên nhân:

+ XHPK Thái với hủ tục lạc hậu (hôn nhân ép gả).

+ Tình yêu tha thiết cháy bỏng của cô gái với chàng trai → khát vọng về 1 tình yêu tự do.

* Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng:

– Biểu hiện:

+ Cấu trúc trùng điệp:

“Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.”

→ Tâm trạng đau khổ, quyến luyến ko nỡ xa rời.

– Chàng trai bày tỏ tình yêu của mình:

+ Một tình yêu tha thiết sâu nặng.

+ Một tình yêu vĩnh cửu.

+ Một tình yêu giàu lòng nhân ái, vị tha và khát khao hạnh phúc được bày tỏ kín đáo.

– Lời thề hẹn:

+ Đợi:

“Đôi ta yêu nhau, đợi tháng năm lau nở.

Đợi mùa nước đỏ cá về.

Đợi chim tăng ló hót gọi hè.”

→ Hình ảnh đậm sắc thái dân tộc: thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ, tình cảm chân thực, lâu bền.

+ Cấu trúc trùng điệp:

“Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.”

→ Thời gian chờ đợi tính bằng đời người. Lời ước hẹn tha thiết chờ đợi nhau.

→ Vừa thể hiện tình yêu không thay đổi, vừa là thái độ bất lực, đành chấp nhận tập tục; ngầm tố cáo XHPK vùi dập tình yêu.

b. Đoạn 2: Tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái:

– Ân cần chăm sóc người yêu: chải đầu, búi tóc, lam thuốc.

– Chàng trai động viên cô gái kiên gan vượt qua khó khăn.

– Sự bền vững của tình yêu được so sánh với sự bền vững của thiên nhiên

→ Tình yêu bất diệt.

→ Lời tiễn dặn thể hiện khát vọng vượt qua khó khăn để đoàn tụ bên nhau.

3. Giá trị nội dung:

– Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

– Tiếng nói phản kháng tập tục, hôn nhân sắp đặt ràng buộc con người.

– Khát vọng tình yêu tự do, thủy chung gắn bó.

4. Giá trị nghệ thuật:

– Sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự + trữ tình → phản ánh sâu sắc tình cảnh bi thương + thấm đẫm tình cảm nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

– Bản sắc dân tộc đậm đà → sự hồn nhiên, hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web