Mẹo thi trắc nghiệm hiệu quả nhất với tỉ lệ đúng cực kỳ cao

Theo các thầy, cô việc thay đổi hình thức thi trắc nghiệm, bắt buộc cách học cũng như cách giải phải thay đổi. Tuy nhiên, các em đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh với cách thi mới để sẵn sàng vượt vũ môn !

Mẹo thi trắc nghiệm hiệu quả nhất

Mục lục

Thay đổi một chút về cách học và giải

Nếu như trước đây, thí sinh cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng.

Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như các em đang theo phương pháp “chậm và chắc” thì phải đổi ngay từ “chậm” thành “nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, thí sinh nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ GD&ĐT.

Tìm được từ “khóa” trong câu hỏi

Từ chìa khóa hay còn gọi là “key” trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để các em giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp các em định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đây được xem là cách để thí sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

Tự trả lời trước, đọc đáp án sau

Cho dù bài thi môn Toán hay bài thi Khoa học xã hội thì các em nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bài thi liên quan đến môn Lịch sử và Địa lí, khi mà các đáp án thường “na ná” nhau khiến thí sinh dễ bị rối.

Sau khi đọc xong câu hỏi, các em nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế các em rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.

Dùng phương pháp loại trừ

Một khi các em không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung.

Tuy nhiên vẫn có cơ sở để thí sinh dùng phuơng án loại trừ bằng “mẹo” của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm phương án sai đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Khi không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn.

Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án

Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (Lưu ý: Dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết). Sau khi làm hết nhũng câu hỏi “trúng tủ” của mình thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.

Chính vi vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên các em hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.

Trăm hay không bằng tay quen

Trước sự thay đổi, hay nói cách khác là một cách thức thi mới, thì điều tất yếu là các em buộc phải tập làm quen với nó. Không ai tài giỏi để có thể thích ứng ngay với cái mới, điều này cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, các bài thi cũng vậy, thiết nghĩ ngay từ bây giờ các em nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với các câu hỏi trắc nghiệm như thế. Các em sẽ tìm được nhũng lỗi mà mình thuờng gặp phải cũng như tìm được một phương pháp giải tối ưu cho bài trắc nghiệm.

Mẹo phá “bẫy” trong đề thi trắc nghiệm

Kinh nghiệm mà các bạn thủ khoa của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) các năm trước vẫn truyền lại cho các thí sinh mới là bạn hãy tự tin vào kiến thức cũng như khả năng của bạn. Đặc biệt, các bạn cần tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi.

Bẫy trong đề thi trắc nghiệm

Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập.

Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài.

Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau.

Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều.

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời

Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao.

Với điểm 10 tròn trịa môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy – thủ khoa Trường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác.

Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.

Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến.

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp: Loại bỏ những đáp án không thích hợp.

Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán.

Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may – rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Tô nhầm còn hơn bỏ sót

Đối với một bài thi trắc nghiệm, thí sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Dành thời gian kiểm tra bài làm

Một kinh nghiệm cuối cùng mà thủ khoa Cù Gia Huy cung cấp cho thí sinh, nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài, vì tính toán rất dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng, thay vì tập trung để giải một bài khó không hy vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm”.

Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.

Cuối cùng, để có được kết quả thi tốt cho chặng đường bước tới giảng đường ĐH, CĐ, các bạn thí sinh đừng có hành vi gian lận thi cử nhé. Việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn mà chỉ đem lại cho các bạn những điều phiền toái thôi.

Trường hợp không làm được bất kỳ câu nào (khoanh chống liệt)

Mẹo này chỉ dành cho những bạn muốn khoanh chồng liệt để đậu tốt nghiệp THPT. Xác suất để các em đạt trên 2 điểm với phương pháp này khá cao. Tuy nhiên các em lưu ý, phương pháp này sẽ không phù hợp với những bạn muốn có thành thích cao trong bài thi trắc nghiệm đâu nhé!

Bước 1. Nhóm các các câu hỏi thành từng nhóm:

Ví dụ: Đề thi trắc nghiệm có 40 câu, em thực hiện nhóm mỗi 5 câu thành 1 nhóm như sau: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (tương tự nếu đề 50 câu thì em chia thành các nhóm 10 câu).

Bước 2. Khoanh trắc nghiệm:

Sau khi đã nhóm các câu hỏi lại, em thực hiện khoang cùng một đáp án giống nhau cho các câu hỏi trong từng nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D. Ví dụ:

+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) tô toàn bộ đáp án A;

+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) tô toàn bộ đáp án B;

+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) tô toàn bộ đáp án C;

+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) tô toàn bộ đáp án D;

+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, tô toàn bộ đáp án A;

+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) tô toàn bộ đáp án B;

+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) tô toàn bộ đáp án C;

+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) tô toàn bộ đáp án D.

Phương án này sẽ giúp các em vượt quá mức điểm liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Để kiểm chứng, các em có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bật kỳ, áp dụng được với đề trắc nghiệm tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, nhấn mạnh một lần nữa, đây là phương chỉ dành cho các môn nào đó em thực sự kém, chỉ cần đạt mức điểm chống liệt để đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT thôi nhé!

2. Trường hợp thí sinh đã làm được bài những còn sót vài câu “khó nhằn”

Để tối ưu hóa điểm số, đạt kết quả cao nhất trong khả năng của mình, các em có thể sử dụng mẹo làm bài sau.

– Làm các câu dễ trước tiên: Câu dễ thường nằm ở các câu hỏi nhận biết, thông hiểu hay vận dụng thấp, dạng câu này có thể đọc và biết ngay đáp án, hoặc có thể tính toán được ngày với những công thưcs đơn giản. Do đó để tối ưu thơi gian, các em cần lướt qua đề thi để các định khu vực các câu khó, dễ trong bài. Làm bài nhanh, chắc chắn và khoanh đáp án ngay ở phần câu hỏi dễ.

– Làm các câu hỏi trung bình: Đây là dạng câu hỏi các em hoàn toàn có thể xử lý được, tuy nhiên quá trình làm sẽ mất thời gian lâu hơn một chút, cần vận dụng nhiều công thức hơn. Các em làm cẩn thận các câu trung bình, nếu có câu chưa giải quyết được, hãy đánh dấu lại và chuyển ngay sang câu kế tiếp để sau đó còn thời gian quay lại giải sau. Đừng mất quá nhiều thời gian ở 1 câu hỏi (chỉ nên dành tối đa 2 phút cho mỗi câu)

– Giải các câu hỏi khó: Các câu hỏi khó thường là những câu vận dụng cao, ngữ liệu/dạng bài mới, lạ, yêu cầu kiến thức chắc và khả năng tư duy logic tốt. Với dạng câu này, các em cần đọc đề thật kỹ, phân tích cẩn thận dữ liệu từng câu (vẫn cần theo dõi căn thời gian hợp lý). Các em chỉ nên dành 4-5 phút cho 1 câu hỏi nếu cảm thấy quá bế tắc và chuyển ngay sang câu hỏi tiếp theo.

– Quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trước đó, các em đã bỏ lại một số câu chưa giải được. Nếu còn thời gian, hãy đọc kỹ lại những câu này theo mức độ từ dễ tới khó bởi có thể lúc này các em sẽ chợt nhớ ra cách giải. Trường hợp vẫn không giải ra, các em có thể suy luận, loại trừ, thay đáp án để tìm ra kết quả.

– Chọn tất cả một đáp án với những câu không làm được: Bước này, các em hãy thống kê lại đáp án ở những câu đã làm, xem trong các đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn toàn bộ đáp án cho những câu còn lại ở đáp án đó. Ví dụ: Bài làm của các em, có 14 lần đáp án A, 5 lần đáp án B, 8 lần đáp án C, 7 lần đáp án D. Như vậy, tổng số đáp án B trong bài là ít nhất, 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy khoanh toàn bộ đáp án B.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web