Phản ứng NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + NH3↑ + H2O
1. Phương trình điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm
2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
2. Điều kiện phương trình phản ứng NH4Cl ra NH3
Nhiệt độ
3. Phương trình ion rút gọn NH4Cl + Ca(OH)2
Phương trình phân tử:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
Phương trình ion thu gọn:
NH4+ + OH−→ NH3 + H2O
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của NH4Cl (Amoni clorua)
Amoni clorua là muối của axit yếu nên có khả năng phản ứng với bazo mạnh như NaOH để giải phóng khí amoniac.
4.2. Bản chất của Ca(OH)2 (Canxi hidroxit)
Ca(OH)2 là một bazo mạnh phản ứng với muối NH4Cl khi đun nóng và có khí mùi khai bay ra.
5. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp
Sử dụng phương pháp thu khí bằng cách đẩy không khí, vì khối lượng phân tử của amoniac nhẹ hơn khối lượng của không khí.
Lưu ý khi điều chế amoniac:
Làm khô khí bằng CaO. Để điều chế một lượng nhỏ NH3 thì đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc.
6. Tính chất hoá học của muối amoni
6.1.Phản ứng thuỷ phân
Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.
NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ (Tính axit)
6.2. Tác dụng với dung dịch kiềm
(nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm)
6.3. Phản ứng nhiệt phân
– Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.
NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.
– Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.
– Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:
2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O
7. Ứng dụng của NH4Cl
Ứng dụng chính của amoni chloride là nguồn cung cấp nitơ trong phân bón (tương ứng với 90% sản lượng amoni chloride thế giới) như amoni clorophotphat. Các loại cây trồng dùng phân bón này chủ yếu là lúa ở châu Á.
Amoni chloride đã được sử dụng trong pháo hoa vào thế kỷ 18 nhưng đã được thay thế bằng các chất an toàn hơn và ít hút ẩm hơn. Mục đích của nó là để cung cấp nguồn clo để tăng cường màu xanh lá cây và màu xanh da trời từ ion đồng trong ngọn lửa.
Amoni chloride đã được sử dụng một thời để tạo ra khói trắng, nhưng phản ứng phân hủy kép tức thời của nó với kali clorat tạo ra hợp chất amoni clorat với tính ổn định không cao đã làm cho việc sử dụng chất này rất hạn chế
8. Tính chất hóa học của Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 có có tính bazơ mạnh. Mang đầy đủ tính chất của bazơ:
Tác dụng với axit:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Tác dụng với muối:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH
Tác dụng với oxit axit:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì
+ Ban đầu dung dịch vẩn đục:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
+ Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt:
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
9. Bài tập vận dụng liên quan Amoniac
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. đẩy nước
B. chưng cất
C. đẩy không khí với miệng bình ngửa
D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược
Lời giải:
Câu 2. Dung dịch amoniac có thể tác dụng được với các dung dịch nào dưới đây
A. HCl, BaCl2
B. NaNO3, H2SO4
C. Fe(NO3)3, AlCl3
D. Ca(NO3)2, HNO3
Lời giải:
Câu 3. Khi nói về muối amoni, phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Muối amoni là muối của NH3 với axit.
B. Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh
C. Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D. Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ
Lời giải:
Câu 4. Cho các oxit: Na2O, BaO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Câu 5. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch
A. Axit nitric và đồng (II) nitrat
B. Đồng (II) nitrat và amoniac
C. Barihidroxit và axit photphoric
D. Amoni hidrophotphat và kalihidroxit
Lời giải:
Câu 6. Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?
A. AgNO3, K3PO4, CaHPO4, CaSO4
B. AgCl, PbS, Ca(H2PO4)2, Ca(NO3)2
C. AgI, CuS, CaHPO4, Ca3(PO4)2
D. AgF, CuSO4, CaCO3, Ca(H2PO4)2
Lời giải:
Câu 7. Nhận xét nào là không đúng khi nói về muối nitrat của kim loại
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Lời giải:
Câu 8. Cho 3,84 gam Cu vào 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 20,16 gam.
B. 19,76 gam.
C. 19,20 gam.
D. 9,88 gam
Lời giải:
Ta có:
nCu= 0,06 mol;
nHNO3 = 0,06 mol;
nH2SO4 = 0,05 mol;
nH+ = nHNO3 + 2.nH2SO4 = 0,06 + 2.0,06 = 0,16 mol
Phương trình ion thu gọn xảy ra:
3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Ban đầu: 0,06 0,16 0,06 dư)
Phản ứng: 0,06 0,16 → 0,04 → 0,06 → 0,04
Sau: 0 0 0,02 0,06
Xét tỉ lệ ta có: Do 0,063 = 0,168 <0,062 nên Cu và H+ hết; NO3–
Dung dịch muối thu được chứa: 0,12 mol Cu2+; 0,02 mol NO3– dư và 0,1 mol SO42-
=> mmuối khan = 0,06. 64 + 0,02. 62 + 0,05.96 = 9,88 gam
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + NH3 + H2O
NH4Cl → NH3 + HCl
NH4NO3 → N2O + 2H2O
NH4NO2 → N2 + H2O
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.