Khi nghĩ đến việc xây dựng một trang web, bạn thường cho rằng mình cần viết code. Bạn phải tạm dừng việc xây dựng trang web cho đến khi bạn học được cách viết code. Điều này dường như có thể mất nhiều thời gian. Vậy tại sao lại không sử dụng công cụ không cần code thay thế?
Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Quantrimang.com xem xét một công cụ như vậy – Webflow. Bạn sẽ tìm hiểu những gì có thể mong đợi từ các lựa chọn thiết kế, giao diện người dùng và hệ thống quản lý nội dung của Webflow cùng với các tính năng và lợi ích khác.
Webflow là gì?
Cho dù bạn là một blogger hay muốn tạo một fanpage đơn giản cho bộ truyện tranh yêu thích của mình, thì Webflow đều là lựa chọn phù hợp.
Trình tạo trang web không cần code này vượt ra ngoài các template để cung cấp cho bạn quyền kiểm soát hoàn toàn đối với bố cục và giao diện trang web. Về cơ bản, bạn có thể xây dựng và thiết kế trang theo cách bạn muốn. Và bạn có rất nhiều công cụ trong tầm tay để thực hiện điều đó.
Webflow cung cấp cho bạn khả năng làm việc với 3 ngôn ngữ lập trình – HTML, CSS và JavaScript – mà không cần phải hiểu chúng. Trọng tâm nằm ở mặt trực quan, hay giao diện người dùng, của thiết kế.
Hơn nữa, Webflow cung cấp nhiều tài nguyên về cách bắt đầu. Mặc dù không thể sánh với việc học viết code, nhưng Webflow giúp người mới bắt đầu tạo trang web dễ dàng hơn.
Để trợ giúp cho việc này, Webflow cung cấp nhiều tùy chọn trong dịch vụ khách hàng, cộng đồng trực tuyến, diễn đàn và Webflow University, chứa thông tin bằng văn bản và hình ảnh, cũng như các video hướng dẫn cho mọi đối tượng người học.
Thiết kế và tùy chỉnh trong Webflow
Giống như các trình xây dựng trang web khác như Wix và Squarespace, Webflow cung cấp cho bạn khả năng kéo và thả các mục vào canvas.
Các yếu tố được thiết kế sẵn giúp bạn tránh bị sa đà vào những chi tiết. Tuy nhiên, đối với những người muốn sử dụng những yếu tố của riêng mình, trình xây dựng này cho phép tùy chỉnh hoàn toàn về cơ bản mọi thứ.
Bạn có thể sẽ rất vui khi tìm thấy Components phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố như tab, video, thanh trượt và lightbox được tạo sẵn để bạn sử dụng khi nhấp vào nút. Bạn cũng sẽ thấy rằng Webflow loại bỏ một số phỏng đoán bằng cách bao gồm các bố cục phổ biến đã sẵn sàng để bạn sử dụng nguyên trạng hoặc điều chỉnh.
Tất nhiên, nếu muốn giữ cho mọi thứ đơn giản, bạn có thể chọn một template khi tạo dự án mới. Tất cả những gì bạn cần làm là hoán đổi ảnh, văn bản và màu sắc để làm cho nó trở nên độc đáo.
Để giữ cho thiết kế nhất quán từ trang này sang trang khác, bạn cũng có thể thiết lập các ký hiệu có thể sử dụng lại và tạo kiểu hoặc lớp cho phép tùy chỉnh nhiều mục cùng một lúc.
Giao diện người dùng của Webflow
Giao diện người dùng của Webflow phức tạp hơn những gì bạn thấy khi sử dụng một công cụ thiết kế như Canva, nhưng vẫn không đáng sợ như trong bộ công cụ của Adobe.
Bạn có Navigator và các tùy chọn khác ở bên trái, cùng các công cụ thiết kế ở bên phải. Nhấp vào một Element sẽ hiển thị menu tùy chỉnh cho riêng mục đó.
Việc tìm kiếm công cụ thích hợp trong menu đó trở nên dễ dàng vì chúng luôn sẵn sàng thay vì phải tìm kiếm qua nhiều menu.
Bạn cũng có thể xem và làm việc với các Breakpoint hoặc kích thước màn hình, bằng cách chọn biểu tượng tương ứng ở đầu giao diện.
Trong khi trình xây dựng thực hiện công việc làm cho trang web mang tính đáp ứng, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh cho từng kích thước nếu bạn muốn nó trông khác đi.
Nếu bạn đang tự hỏi làm cách nào để theo dõi tất cả, Navigator được tích hợp trong giao diện người dùng sẽ giúp giữ mọi thứ ngăn nắp. Sử dụng công cụ này là một cách khác để tìm và sắp xếp lại các phần tử trong bố cục. Nó rất hữu ích khi bạn đang xây dựng một trang web phức tạp với nhiều yếu tố.
Hệ thống quản lý nội dung của Webflow
Nếu đã từng vật lộn để tùy chỉnh một bài đăng trên blog hoặc trang bộ sưu tập trong WordPress, bạn có thể ngạc nhiên với hệ thống quản lý nội dung hay CMS của Webflow. Đối với một người không có kinh nghiệm viết blog, có rất nhiều tài nguyên để tìm hiểu và bắt đầu.
Trình tạo cho bạn toàn quyền kiểm soát cách xây dựng và tùy chỉnh các trang của mình. Nó sử dụng cùng một giao diện mà bạn sẽ sử dụng để xây dựng phần còn lại của trang web.
Webflow cũng đi kèm với một số công cụ bổ sung cho phép bạn lấy và hiển thị thông tin từ CMS như hình ảnh hiển thị, tiêu đề bài đăng, tên tác giả, v.v…
Cho dù bạn đang xem lại phim, chia sẻ tác phẩm nghệ thuật của mình hay ghi lại tài liệu về chuyến du lịch, các cài đặt trong menu CMS và giao diện thiết kế sẽ mang đến cho bạn khả năng làm việc với bất kỳ loại nội dung nào.
Ngoài ra, bạn có thể tăng thêm tính đa dạng cho các bài đăng của mình bằng nhiều nội dung media và nếu đã viết blog ở nơi khác, bạn có thể chuyển công việc của mình sang nền tảng này.
Các tính năng và lợi ích khác của việc sử dụng Webflow
Các trình xây dựng web có thể là một mối lo, nếu thời gian dùng thử bị giới hạn. Rất may, Webflow có gói tài khoản hoàn toàn miễn phí, không cần thẻ tín dụng hay bất kỳ cam kết nào khác.
Bạn thậm chí có thể khởi chạy một site hai trang tới một domain phụ, để đổi lấy việc giữ tên Webflow trong URL. Bằng cách đó, bạn sẽ biết nó có dành cho mình hay không trước khi bạn quyết định trả tiền để thêm một trang khác hoặc thêm một URL được cá nhân hóa.
Ngoài việc cung cấp một trình tạo trang web trực quan, không cần code, Webflow còn cung cấp cho bạn khả năng đăng ký một tên miền tùy chỉnh và lưu trữ thay vì tìm kiếm các nhà cung cấp.
Nếu bạn muốn phát triển một công việc kinh doanh phụ, Webflow cũng cung cấp các công cụ thương mại điện tử để giúp bạn thiết kế và quản lý cửa hàng của mình.
Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.