Những điều cơ bản nhất cho người mới chụp ảnh

Nhiếp ảnh là một lĩnh vực rất khó, không chỉ giơ máy lên và bấm chụp là những bức ảnh đẹp sẽ được ra lò. Dưới đây là những điều rất thiết yếu mà người mới chơi ảnh cần phải lưu tâm.

Nhiếp ảnh là một lĩnh vực rất khó, không chỉ giơ máy lên và bấm chụp là những bức ảnh đẹp sẽ được ra lò. Dưới đây là những điều rất thiết yếu mà người mới chơi ảnh cần phải lưu tâm.

1. Bộ ba đo sáng

Nhiếp ảnh, hiểu đơn giản nhất chính là làm việc với ánh sáng. Hầu hết những người mới tiếp cận tới bộ môn nghệ thuật này đều cho rằng một chiếc máy ảnh tốt mới có thể tạo ra bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, điều kỳ diệu lại nằm ở ánh sáng.

Do đó, bạn bắt buộc phải hiểu được bộ ba đo sáng trong nhiếp ảnh. Đây là điều cơ bản và cũng quan trọng nhất trong lĩnh vực này.

Khi chụp ảnh, màn trập trong máy mở ra và ánh sáng được thu vào ống kính. Cảm biến máy ảnh gặp ánh sáng, ảnh sẽ được tạo ra. Có ba yếu tố quyết định bao nhiêu ánh sáng lọt vào ống kính và bức ảnh trông sẽ ra sao:

  • Khẩu độ: Đây là độ mở của ống kính, thường được ký hiệu là f-stops (ví dụ f/2, f/5, f/11,…). Số càng nhỏ, khẩu mở càng lớn. Khẩu lớn thì ánh sáng lọt vào nhiều hơn. Khẩu độ cũng ảnh hưởng đến độ sâu của ảnh.
  • Tốc độ màn trập (thường gọi tắt là tốc): Thời gian màn trập mở, thường được đo bằng giây (ví dụ 1/200s, 1/60s, 5s,…). Tốc độ màn trập càng chậm, ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ màn trập thường ảnh hưởng đến độ nhạy của hành động (ví dụ: tốc độ màn trập nhanh có thể chụp được những hành động cực nhanh, tốc chậm có thể gây ra hiện tượng phơi sáng).
  • ISO: Đây là thước đo độ nhạy của cảm biến ảnh với ánh sáng, được đo bằng đơn vị ISO (ví dụ 100 ISO, 400 ISO, 6400 ISO,…). ISO cao cho phép bạn chụp ảnh trong phòng tối hoặc ở điều kiện thiếu sáng, nhưng đổi lại ảnh sẽ bị nhiễu khá nhiều.
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Để chụp được một bức ảnh đẹp, bạn phải biết kết hợp 3 yếu tố trên. Đây không phải là một kỹ năng dễ học, phải chụp thật nhiều mới có kinh nghiệm với từng loại môi trường ánh sáng.

Ảnh minh họa tam giác đo sáng
Ảnh minh họa tam giác đo sáng

2. Cách cầm máy ảnh

Việc tiếp theo mà người mới bắt đầu chụp ảnh cần phải lưu ý đó là cách cầm máy ảnh sao cho chuẩn. “Chuẩn” ở đây có nghĩa là cầm máy ảnh sao cho tránh bị rung lắc nhiều nhất có thể.

Khi bấm nút chụp ảnh, màn trập mở ra để cảm biến nhận ánh sáng. Bất kỳ di chuyển nhỏ nào khi màn trập đang mở cũng sẽ tạo ra một bức ảnh mờ. Không di chuyển đồng nghĩa với việc không được làm máy bị rung.

Cách cầm máy ảnh
Cách cầm máy ảnh

Khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, phơi sáng dài hoặc chụp ảnh với ống kính tele, bạn nên sử dụng tripod.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

3. Quy tắc 1/3

Chỉ cần nhìn vào bức ảnh là có thể biết được đâu là dân chụp ảnh chuyên nghiệp, đâu là người nghiệp dư. Khác biệt ở đây chính là sắp xếp bố cục bức ảnh. Người nghiệp dư thường chưa có nhiều cảm giác về bố cục và bố cục hoàn hảo chính là linh hồn của một bức ảnh đẹp.

Bố cục chính là cách sắp xếp các chi tiết trong ảnh. Nếu không quan tâm đến bố cục mà vẫn chụp được ảnh đẹp thì đây hoàn toàn là sự trùng hợp. Hiểu sâu về bố cục ảnh sẽ giúp bạn chụp được ảnh đẹp với mọi vật thể, địa điểm và trong mọi tình huống.

Thông thường, bố cục ảnh đẹp nhất được chia thành 3 phần theo chiều dọc và chiều ngang. Tất cả mọi nhiếp ảnh gia đều sử dụng kỹ thuật này. Quy tắc 1/3 là cách chia bố cục đơn giản và hiệu quả, giúp người mới bắt đầu hình thành thói quen phân chia bố cục chi tiết trước khi giơ máy lên chụp.

Quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh
Quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh

4. Thay đổi góc độ chụp ảnh

Đúng vậy, đây là điều bạn đã nghe đến phát chán rồi – hãy thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh. Tuy nhiên để làm được việc này đương nhiên không hề dễ dàng. Bạn hãy thử thay đổi những điều sau:

  • Thay đổi độ cao (ví dụ tiến gần hoặc xa hơn với mặt đất)
  • Thay đổi góc độ (đứng thẳng hoặc chụp từ góc nghiêng)
  • Thay đổi khoảng cách (đứng gần hơn hoặc xa hơn)

Hãy thử kết hợp cả ba phương pháp trên. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bức ảnh thay đổi nhiều như nào.

5. Phần hậu kỳ rất quan trọng

Chỉnh sửa hậu kỳ với một bức ảnh thường được hiểu là thay đổi ảnh gốc bằng cách chỉnh màu, chỉnh sáng hoặc thêm filter vào ảnh gốc. Hiểu nhầm này đã khiến cho rất nhiều nhiếp ảnh gia không bao giờ chỉnh sửa ảnh sau hậu kỳ, vì họ muốn có một bức ảnh tự nhiên nhất.

Mọi máy ảnh đều có chỉnh sửa hậu kỳ dù bạn có thích hay không. Dữ liệu ban đầu của ảnh được định dạng RAW, nhưng bức ảnh bạn xem được trên màn hình LCD (hoặc trên điện thoại) đã được chuyển sang định dạng khác.

Chỉnh sửa hậu kỳ giúp bức ảnh trông đặc sắc hơn
Chỉnh sửa hậu kỳ giúp bức ảnh trông đặc sắc hơn
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Không phải phần hậu kỳ nào cũng phải dùng đến Photoshop. Đôi khi chúng bị chỉnh sửa quá đà hoặc cố ý để phục vụ mục đích nào đó. Dù sao thì, bạn cũng nên làm hậu kỳ sau khi chụp ảnh. Đừng coi thường kỹ năng quan trọng này.

6. Chụp thường xuyên, chụp mọi thứ

Có công mài sắt có ngày nên kim. Đây chắc chắn là cách duy nhất để bạn tiến bộ. Cho dù có xem bao nhiêu kênh youtube, có học qua bao nhiêu khóa học nhiếp ảnh, nếu không luyện tập chụp thường xuyên, bạn sẽ không thể tiến xa được. Hãy chụp bất cứ thứ gì, bất kể sáng tối, chỉ cần có thời gian, hãy lôi máy ảnh ra chụp.

Tham khảo top máy ảnh DSLR tốt nhất hiện nay.

Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web