Phương châm hội thoại là gì? Có mấy loại phương châm hội thoại?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về các loại phương châm hội thoại với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được các phương châm hội thoại để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Các phương châm hội thoại

1. Phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.

2. Phân loại

Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:

  • Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.
  • Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.
  • Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng.
  • Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ.
  • Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

3. Ví dụ

– Phương châm về lượng:

Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh thế?
Con: Dạ, 8 giờ sáng ạ

– Phương châm về chất

Tối hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 3 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.
Ta thấy là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.

– Phương châm quan hệ

Bố: Ngày mai, bố đi về thăm ông bà ngoại, con có đi cùng bố không?
Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với bố được.
Trong cuộc trò chuyện này cả người bố và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính mà không lòng vòng.

– Phương châm cách thức

Em đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của bà ấy.
Câu nói này chúng ta không thể biết bà ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này.

=> Với cách nói mơ hồ và gây khó hiểu cho người đọc.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

– Phương châm lịch sự

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục để ảnh hưởng đến mối quan hệ đối với mọi người.

4. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Trong giao tiếp chúng ta có những lúc chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói không tuân theo các phương châm hội thoại. Các lỗi có thể xảy ra và ta cần tránh là:

  • Giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: chúng ta đôi khi sẽ nói mà không suy nghĩ trước, khi đó ta vô tình nói những câu không được tế nhị.
  • Khi nói, giao tiếp ta phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có rất nhiều người cùng hỏi thì chúng ta nên ưu tiên trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất.
  • Người nói gây sự chú ý để mọi người đang nghe hiểu câu nói theo hàm ý nào đó.
  • 5. Sơ đồ tổng kết

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Các phương châm hội thoại (có đáp án 2024)

Trắc nghiệm Các phương châm hội thoại (tiếp theo) (có đáp án 2024)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web