Nintendo đã phát hành máy chơi game cầm tay Switch của mình cách đây đúng bảy năm, đưa người chơi trở lại thời kỳ thập niên với những trò chơi kinh điển, nhưng được cải tiến đồ họa bởi nền tảng phần cứng mạnh mẽ và hiện đại hơn. Trong khi đó thì Steam Deck ra đời gần đây hơn, vào đầu năm 2022, đem đến sức mạnh phần cứng đủ mạnh mẽ để chạy các trò chơi PC hoặc những tựa game trên “Steam” nổi tiếng.
Bởi cả hai thiết bị đều nhắm vào nhu cầu chơi game di động, nên sẽ nhiều game thủ bắt đầu tự hỏi rằng “chọn cái nào sẽ phù hợp hơn”. Liệu họ nên chiến với Nintendo Switch, thiết bị hoài niệm sẽ cung cấp các tựa game kinh điển như Mario và The Legend of Zelda, hay họ nên đặt niềm tin vào một thiết bị chơi game cầm tay mạnh mẽ có thể chạy các game PC hiện đại như Steam Deck?
Dựa theo cấu hình và ưu thế riêng, Steam Deck có vẻ sẽ là thiết bị sẽ giành phần thắng, nhưng việc so sánh chỉ dựa vào cấu hình phần cứng bên trong là không đủ. Trong bài viết này, Quantrimang.com sẽ giúp các bạn khám phá sâu hơn vào tất cả các khía cạnh của hai thiết bị chơi game cầm tay này, so sánh cả hai thiết bị trên mọi phương diện để đảm bảo người dùng có thể lựa chọn thiết bị phù hợp nhất cho cuộc hành trình chơi game của mình.
Steam Deck vs Nintendo Switch: Nên chọn thiết bị nào?
Thông số kỹ thuật của hai thiết bị
Trước khi đi sâu vào hiệu suất thực tế, màn hình, thời lượng pin, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác, thì điều quan trọng là hiểu sự khác biệt trong cấu hình phần cứng của cả hai thiết bị này. Steam Deck rõ ràng là có ưu điểm ngay từ lúc khởi đầu, nhưng liệu bạn có cảm thấy cần thiết không?
Steam Deck
Steam Deck sử dụng một con chip tùy chỉnh của AMD, cụ thể là AMD Van Gogh APU, là sự kết hợp của CPU dựa trên Zen 2 và GPU dựa trên RDNA 2. Khi ra mắt vào đầu năm 2022, Zen 4 vẫn chưa được phát hành và Zen 3 cũng khá mới khi Steam Deck vẫn còn đang ở giai đoạn thiết kế ban đầu bởi công ty Valve.
Con chip AMD Van Gogh có tổng cộng bốn nhân và tám luồng, theo lý thuyết là đủ cho việc chạy ngon gần như mọi tựa game có sẵn trên Store của Steam. Nó có thể không phải là lựa chọn hàng đầu để bạn cài đặt tối ưu đồ họa, nhưng gần như mọi tựa game mà bạn đang chơi trên Windows đều có thể chạy ngon trên Steam Deck mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.
Bạn có thể lựa chọn phiên bản Steam Deck với màn hình LCD hoặc OLED, phiên bản OLED có màn hình hiển thị được nâng cấp đáng kể để có độ tương phản cao hơn và màu sắc rực rỡ hơn so với phiên bản LCD. Nó cũng nhanh hơn 30Hz so với màn hình LCD 60Hz. Tuy nhiên, độ phân giải vẫn giữ nguyên ở mức 1280x800p.
Tổng dung lượng RAM mà người dùng có được ở cả 2 phiên bản là 16GB LPPDR5, và bộ nhớ bắt đầu từ 64GB eMMC lên đến 1TB NVMe SSD. Giá cả biến đổi tùy theo các thông số kỹ thuật và tùy chọn lưu trữ người dùng chọn ban đầu.
Những kết nối bao gồm một jack cắm tai nghe 3.5mm, hai micro, kết nối Wi-Fi và Bluetooth cùng với một cổng Type-C hỗ trợ DisplayPort 1.4. Người dùng cũng có loa stereo nếu họ không muốn sử dụng tai nghe.
Nintendo Switch
Nintendo Switch với Dock Nintendo Switch được đánh giá là có phần cứng kém hơn đáng kể so với Steam Deck. Điều này khá dễ hiểu vì Switch cũng đã có năm năm tuổi và có hệ điều hành độc quyền của mình.
Nó được cung cấp bởi một con chip tùy chỉnh Nvidia Tegra X1, sử dụng kiến trúc Nvidia Maxwell cho GPU, cùng kiến trúc được tìm thấy trên loạt card đồ họa Nvidia Geforce 900. Do đó, nó cũng lỗi thời hơn so với kiến trúc đồ họa RDNA 2.
Tổng số lõi CPU trên Switch mà người dùng có được là 4 và không có Hyper-threading (Công nghệ siêu phân luồng). Dung lượng RAM là 4GB LPDDR4 chạy ở tốc độ 1600MT/s và các tùy chọn lưu trữ là 32GB hoặc 64GB eMMC. Tuy không có tùy chọn mở rộng NVMe SSD, nhưng máy console cho phép người dùng thêm tối đa hai terabyte lưu trữ ngoại vi.
Tương tự như Steam Deck, Switch cũng có hai phiên bản LCD và OLED, với phiên bản OLED sẽ đắt hơn một chút, nhưng có chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với phiên bản LCD. Khác với Deck, tần số quét của màn hình vẫn được giữ nguyên, cũng như độ phân giải của cả hai phiên bản đều ở mức 1280x720p. Cuối cùng, tính năng kết nối của nó bao gồm một jack 3.5mm cho bạn cắm tai nghe chơi game, Wi-Fi, Bluetooth, USB Type C và loa stereo. Về hiệu năng sử dụng, Nintendo Switch được đánh giá sẽ thấp hơn so với Steam Deck, nhưng chắc chắn là vẫn chạy tốt với các tựa game hiện có trên đây.
Hiệu năng
Chỉ bằng cách so sánh về các thông số kỹ thuật, rõ ràng là Steam Deck vượt trội hơn nhiều và sẽ nhanh hơn về hiệu năng chơi game. Tuy nhiên, đem cả hai thiết bị ra so sánh thì người dùng sẽ có thể hơi ngạc nhiên khi biết rằng sự khác biệt về hiệu năng trên lý thuyết lại chẳng có nhiều khác biệt như khi so sánh các thông số.
Tất nhiên, thông số của Steam Decks cho phép nó cung cấp tần số quét khung hình cao hơn, nhưng hiệu năng cũng phụ thuộc vào việc tối ưu hóa tựa game được thực hiện đặc biệt cho các bảng điều khiển đặc trưng của cả hai.
Tuy nhiên, có lẽ yếu tố quan trọng nhất là phải xem xét các tựa game mà hai thiết bị này sở hữu vì cả hai thư viện game của Steam Deck và Switch là rất khác nhau. Thế nhưng vẫn còn nhiều tựa game phổ biến có sẵn trên cả hai thiết bị và nhờ vậy, việc so sánh hiệu năng chơi game giữa hai con máy này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong số hàng loạt tựa game như Borderlands, Bioshock Infinite, Doom 2016, Hot Wheels và Crash Bandicoot, Steam Deck luôn có thể cung cấp 60 FPS và đồ họa tổng thể tốt hơn so với Switch.
Switch được đánh giá là màu sắc game bị bệt, không rực rỡ và chân thực, nhiều chi tiết bị thiếu và không vượt quá 30 FPS vì nó không thể xử lý tất cả các chi tiết như Steam Deck. Mặt khác, những tựa game quen thuộc như Stardew Valley, Terraria và Assassin’s Creed II thì lại hoạt động tốt hơn trên Switch và chạy ở tốc độ khung hình khá hơn, cạnh tranh trực tiếp với Steam Deck.
Toàn bộ đều tập trung vào mức độ đồ họa chuyên sâu mà người dùng muốn chơi. Steam Deck sẽ luôn tốt hơn cho những tựa game mới hơn và đòi hỏi khắt khe hơn. Còn trên Switch, những tựa game nhẹ và đơn giản sẽ là sự hoàn hảo cho thiết bị chơi game này.
Điều khiển
Steam Deck có một vị trí không thuận tiện ở cần xoay bên tay trái, nhưng điều này là để tạo không gian cho track pad, điều mà Nintendo Switch không có. Nó có công thái học vượt trội và, mặc dù nặng hơn, nó cũng không khiến người dùng mỏi ngón tay.
Vị trí của ngón tay cái có thể không quen với những ai đã quen dùng tay cầm với Xbox và PS. Tuy nhiên bạn sẽ không quá khó để làm quen về cơ chế điều khiển của Steam Deck.
Mặc dù núm điều khiển và các nút trên Switch đạt yêu cầu cơ bản, nhưng D-Pad thì lại không gây ấn tượng cho lắm. Khoảng cách lớn giữa các nút điều hướng không phải là một trải nghiệm thú vị trong một số tựa game. D-Pad trên Steam Deck chắc chắn sẽ tốt hơn, ngay cả khi nó được thiết kế ở một vị trí không lý tưởng cho lắm.
Nút triggers trên Deck cũng tốt hơn và thuận tiện cho người dùng hơn trên Switch vì chúng là Triggers Analog. Nút Trigger Digital chỉ có giá trị 0 hoặc 1 trong đầu vào. Trong khi với nút Triggers Analog, bạn có thể cài đặt nhiều tùy chọn hơn ở nút này như phanh xe, booster khi xe đang chạy để tăng tốc hoặc nhiều hơn thế. Đây là lợi thế rõ ràng của Steam Deck so với Switch.
Hỗ trợ phần mềm và kho game
Steam Deck sử dụng hệ điều hành SteamOS 3.0 độc quyền, trong khi Nintendo Switch có hệ điều hành Nintendo riêng của chúng. SteamOS dựa trên Linux và đã phát triển khá tốt so với Nintendo, và Steam Deck cũng có một thư viện trò chơi lớn.
Bạn sẽ có khoảng 4500 trò chơi trên Switch, trong khi trên Steam Deck thì con số này là hơn 73.000. Điều này làm cho Steam Deck vượt trội hơn đáng kể so với Nintendo Switch, đặc biệt hơn khi cửa hàng Steam thường nhận được các trò chơi mới hơn mỗi ngày.
Tính di động
Tính di động có lẽ là lý do chính mà Steam Deck và Nintendo Switch tồn tại. Đây là những thiết bị dễ dàng mang theo bất kỳ nơi nào trong một túi nhỏ hoặc thậm chí bạn có thể dành một slot cho thiết bị chơi game này trong túi quần nếu nó lớn hơn một chút so với bình thường. Ở đây, Switch là thiết bị có ưu thế lớn hơn vì kích thước của nó.
Với kích thước chỉ khoảng 203,1 x 102 x 13,9 milimét và nặng khoảng 300 gam, Switch gần như nhỏ gấp đôi so với Steam Deck. Nhưng việc mang theo Deck không phải là cũng không thể khi kích thước của Deck cũng chỉ là 29.72 cm chiều dài, 11.68 cm chiều cao và 4.9 cm độ dày.
Còn về trọng lượng, Nintendo Switch chỉ nặng 420 gram so với 669 gram của Steam Deck. Các phiên bản OLED của cả hai hệ máy đều nhẹ hơn một chút, nhưng ở đây Switch cũng giảm được 30% trọng lượng, từ 420 gram xuống chỉ còn 322 gram. Còn Steam Deck “lười tập” thể dục nên chỉ giảm được 19 gram trọng lượng, tương đương với 5% trọng lượng
Thời lượng pin
Về thời lượng pin, cả hai máy chơi game cầm tay này đều “một chín, một mười”. Mặc dù Steam Deck có dung lượng pin lớn hơn, nhưng thời gian sử dụng thực tế lại phụ thuộc nhiều vào loại game mà bạn chơi. Thông thường, cả hai máy chỉ trụ được khoảng 2-3 tiếng khi chơi liên tục. Còn nhà sản xuất thì quảng cáo là chơi được tới 8-9 tiếng, nhưng thực tế thì… thôi khỏi bàn! Nói chung là về khoản pin thì “chẳng bên nào hơn bên nào”.
Tuy nhiên, cũng có một điểm khác biệt nho nhỏ. Steam Deck sạc nhanh hơn Switch nhờ hỗ trợ sạc nhanh 45W. Cổng USB Type-C trên Switch thì lại không có tính năng này, hơi tiếc một tí vì công nghệ Type-C phát triển sau khi Switch ra mắt. Thời gian sạc đầy của Steam Deck chỉ mất khoảng 2,5 đến 3 tiếng, trong khi Switch cần tới hơn 3 tiếng mới sạc đầy được.
Giá cả
Vấn đề mấu chốt là thiết bị nào “ngon – bổ – rẻ” hơn. Mua đồ xịn hơn gấp 2-3 lần nhưng giá lại đội lên gấp 3 thì cũng chẳng thỏa mãn được nhu cầu. Dù Steam Deck và Nintendo Switch chẳng chạy chung hệ điều hành hay cùng cấu hình gì cả, chúng vẫn là đối thủ trực tiếp vì cùng phục vụ cho nhu cầu “chơi game cầm tay”.
Bắt đầu với Steam Deck, phiên bản 64GB cơ bản có giá vào khoảng 10 cho đến 11 triệu đồng, sau này được thay thế bởi phiên bản 256GB với giá cao hơn 1 triệu. Bản OLED “xịn xò” hơn thì 512GB là 17-18 triệu đồng và 1TB có giá cao nhất là khoảng 21-22 triệu đồng.
Nintendo Switch thì có các phiên bản bao gồm Lite, LCD thường và OLED. Bản Lite bình dân nhất chỉ có giá từ 3-4 triệu đồng, bản LCD thường thì có giá từ 5-6 triệu đồng và bản OLED từ 8-9 triệu đồng. Tất nhiên, cấu hình, phần mềm và kết nối cũng góp phần vào giá cả, nhưng nhìn chung thì Switch “dễ chịu” với hầu hết “ví tiền” của người dùng hơn Deck.
Kết luận
Mấy năm gần đây, thị trường máy chơi game cầm tay “dậy sóng” với nhiều tay chơi mới nhảy vào, chẳng hạn như Ayaneo với Asus. Thế nhưng, Steam Deck và Nintendo Switch vẫn là “top seller” bán chạy nhất nhờ mức giá dễ chịu và phổ biến hơn. Dù Steam Deck đã bán gần 5 triệu máy, thì Switch vẫn bỏ xa tít mù với gần 140 triệu máy được bán ra tính đến năm 2024.
Tuy nhiên, con số này cũng cần “xem xét kỹ” vì Steam Deck sinh sau đẻ muộn hơn so với Switch hơn 5 năm. Nhắc lại khoảng thời gian khi Switch mới ra mắt, thì chiếc máy này dường như không có đối thủ. Giờ đây với ROG Ally cùng nhiều máy khác tham gia cuộc chơi, thì miếng bánh thị trường của Switch cũng bị “chia nhỏ” ra.
Nói tóm lại, so sánh trực tiếp với Switch thì Steam Deck tự tin với phần cứng mạnh mẽ hơn, đủ sức chiến các game “hot” hiện nay, đó là điều mà Switch khó có thể làm được. Thư viện game khổng lồ, hệ điều hành “dễ xài”, kho game đa dạng cho phép người chơi “vọc” thoải mái hơn Switch. Thêm nữa, khả năng kết nối đỉnh, tùy chọn lưu trữ “dễ thở” hơn, và phản hồi điều khiển của Deck “nhạy hơn hẳn” đang là một mối đe dọa trực tiếp đến Nintendo Switch.
Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.