CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
a). Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
– Đối tượng:
+ Trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”: Người viết tập trung thuyết minh về một hiện tượng, một nếp sống văn hóa của dân tộc Việt Nam, cụ thể là hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân – một làng ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
+ Trong văn bản “Bưởi Phúc Trạch”, người viết tập trung thuyết minh về bưởi Phúc Trạch và giá trị của bưởi Phúc Trạch, một loại quả nổi tiếng từng được xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”.
– Mục đích:
+ Trong văn bản “Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân”, người viết tập trung thuyết minh giúp người đọc hiểu được quy trình của hội thi thổi cơm, cách thức thổi cơm thi, cách đánh giá của Ban Giám Khảo. Từ đó, văn bản cũng giúp người đọc ý thức được những nét đặc sắc và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa thời hiện đại.
+ Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” giúp người đọc hình dung đặc điểm, hương vị của loại bưởi nổi tiếng – bưởi Phúc Trạch, giúp bạn đọc thấy được công dụng của loại bưởi này từ xưa đến nay.
b. Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản: –
Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân” được cấu tạo dựa trên các ý chính sau:
+ Thời gian tổ chức hội thổi cơm thi + Diễn biến và cách thức tiến hành của các đối tượng tham gia hội thi. + Cách đánh giá về kết quả của các nồi cơm tham gia hội thi.
+ Ý nghĩa của hội thi. – Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” được hình thành từ các ý sau:
+ Giới thiệu về hình dáng, màu sắc của loại bưởi Phúc Trạch.
+ Cách thức gọt bưởi và đặc điểm của những múi bưởi Phúc Trạch.
c. Phân tích cách sắp xếm các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
– Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân“.
+ Cách thức sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm.
+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (miêu tả). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung đầy đủ các đặc điểm, tính chất… của bưởi Phúc Trạch.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
– Kết cấu theo trình tự thời gian
– Kết cấu theo trình tự khôn gian
– Kết cấu theo trình tự logic
– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
II. Luyện tập
Câu 1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?
Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nêu chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó.
Các ý chính:
– Giới thiệu về tác giả
– Thuyết minh về thời điểm ra đời của bài thơ
– Nội dung của bài thơ
+ Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quân đội của mình
+ Câu 3,4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả
– Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.
Câu 2. Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào?
Sắp xếp chúng ra sao?
– Khi giới thiệu một di tích, một thắng cản của đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:
+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích
+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích
+ Ý nghĩa, giá trị của di tích
– Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa – gần, ngoài – trong…
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !