I. Thành phần tình thái
Câu 1: Từ “chắc” (câu a), “có lẽ” (câu b) thể hiện mức độ tin cậy của người nói đối với nội dung nói (độ tin cậy của “chắc” cao hơn “có lẽ”).
Câu 2: Nếu bỏ các từ này thì nội dung sự việc trong các câu vẫn không thay đổi. Các từ ngữ này dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
II. Thành phần cảm thán
Câu 1: Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật, sự việc gì.
Câu 2: Nhờ các từ ngữ: “sao mà độ ấy vui thế”, “chỉ còn có năm phút” , mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.
Câu 3: Các từ “ồ”, “trời ơi” trong các câu này dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến (“ồ”: vui; “trời ơi”: lo lắng, luyến tiếc).
III. Luyện tập
Câu 1:
a. “có lẽ” (Thành phần tình thái, thể hiện mức độ tin cậy).
b. “chao ôi” (Thành phần cảm thán, thể hiện sự mừng vui bất ngờ).
c. “hình như” (Thành phần tình thái, thể hiện mức độ tin cậy)
d. “chả nhẽ” (Thành phần tình thái, , thể hiện mức độ tin cậy)
Câu 2: Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy, ta có: dường như (thường dùng cho văn viết)/ hình như/ có vẻ như (thường dùng trong văn nói) – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn
Câu 3: Trong ba từ: chắc/ hình như/ chắc chắn, thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.