Soạn bài Câu ghép (ngắn gọn)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tối đi học)

Câu 1. Tìm cụm chủ vị trong những câu in đậm 

Câu  Cụm C/V Cụm C/V
(1) Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở …
mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
bầu trời / quang đãng.
(2)

– một buổi mai / đầy sương thu và gió lạnh.

– mẹ tôi / âu yếm nắm tay … dài và hẹp.

(3)

– Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi.

– lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn.

– Tôi / đi học

Câu 2.

– Câu 1: 3 cụm C – V (2 cụm làm phụ ngữ cho ĐT)

– Câu 2: 1 cụm C – V -> Câu đơn

– Câu 3: 3 cụm C -V=>3 cụm C – V không bao chứa nhau

Câu 3.

  Các câu có cụm C – V đã được phân tích ở câu 1, các câu đều có hai hoặc nhiều cụm C – V:

   – Câu (1) có các cụm C – V bao chứa nhau.

   – Câu (2), (3) có các cụm C – V không bao chứa nhau.

Câu 4.

   Cả ba câu đều là câu ghép.

II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU

Câu 1.

 Một số câu ghép khác ở đoạn trích mục I :

– Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

– Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.

– Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Câu 2. 

  – Hằng năm, cứ vào cuối thu … buổi tựu trường → các vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy, quan hệ từ “và”.

   – Những ý tưởng ấy … tôi không nhớ hết → nối bằng quan hệ từ “vì”, “và”.

   – Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ … tưng bừng rộn rã → không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng – “nhưng … lại”

Câu 3.

   – Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)→ nối bằng dấu phẩy.

   – Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc(Lão Hạc – Nam Cao)→ nối bằng từ “Nhưng”, “và” và dấu phẩy.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm câu ghép

Câu Câu ghép Dùng từ nối Không dùng từ nối
a. + U van Dần, u lạy Dần! 
+ Chị con có đi… mới được về với Dần chứ! 
+ Sáng ngày, … Dần có thương không? 
+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa … Dần nữa đấy.

x

x

x
b. + Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. 
+ Giá những cổ tục đã … nát vụn mới thôi.

x

x
c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay   x
d. Hắn làm nghề ăn trộm … vì lão lương thiện quá.   x

Câu 2 – Câu 3.

Câu ghép đã đặt Bỏ bớt một quan hệ từ Đảo trật tự các vế câu
Vì kiêu căng nên Dế Mèn hại chết Dế Choắt. Vì kiêu căng, Dế Mèn hại chết Dế Choắt. Dế Mèn hại chết Dế Choắt vì kiêu căng
Nếu tình yêu đẹp thì tình yêu sẽ bền vững. Nếu tình yêu đẹp, tình yêu sẽ bền vững. Tình yêu sẽ bền vững nếu tình yêu đẹp
Tuy khó khăn nhưng không được chùn bước. Tuy khó khăn, không được chùn bước. Không được chùn bước dù khó khăn
Không những đẹp trai mà anh ấy còn học giỏi Không những đẹp trai, còn học giỏi Anh ấy học giỏi lại đẹp trai

Câu 4. Đặt câu

a) Chúng tôi chưa đến nơi thì xe đã hết xăng.

b) Ăn cây nào rào cây nấy.

c) Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nhìn được xa.

 Câu 5. 

    Túi ni lông gây nguy hại đến sức khỏe con người, làm xấu cảnh quan, là mối nguy hại của hệ sinh thái, với đời sống tự nhiên. Con người cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông để hạn chế tác hại của nó. Túi ni lông quá phổ biến vì tính tiện lợi của nó, nên chúng ta cần thay thế những tiện ích của túi ni lông bằng một vật dụng khác như túi giấy thân thiện với môi trường. Đồng thời cũng cần thông qua truyền thông để giáo dục nhận thức của mỗi ngươi.

   b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn :

    Nhiều người có thói quen “viết và viết” khi làm văn, tuy nhiên cách viết như vậy lại không hề tốt cho một bài văn đủ ý và khoa học. Lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn giúp cho người viết triển khai đầy đủ các ý cần thiết, xác định được những ý chính, ý phụ. Mặt khác, việc lập dàn ý còn giúp cho bố cục bài văn được mạch lạc, rõ ràng, người đọc dễ dàng hiểu được ý mà người viết muốn diễn đạt.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web