Câu 1:
Bài chiếu được chia làm ba phần:
– “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
– “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.
– còn lại: bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.
=> Nội dung chính của một văn bản là chiếu cầu hiền:
Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó.
Chiếu nói chung và bài “Chiếu cầu hiền” nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị – xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân.
Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.
Câu 2:
– Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
– Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
+Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Bằng cách lấy câu nói của Khổng Tử từ sách luận ngữ. Người cũng như sao sáng trên trời. Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua. Người hiền vì thế không nên giấu mình ẩn tiếng => Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được.Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng.
+Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải.
+ Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Nguyễn Huệ rất thành tâm, chân thực: “Nay trẫm là người ít đức …vương hầu” . Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự của mình:
+ Tình hình đất nước mới được độc lập.
+ Kỉ cương còn nhiều thiếu sót.
+ Lại lo toan chuyện biên ải.
+ Dân chưa được hồi sức, lòng người chưa được thấm nhuần.
+ Làm nên nhà lớn không phải chỉ một cây gỗ, xây dựng nền thái bình
Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước.
Con đường cầu hiền của Quang Trung: + Ban chiếu xuống để “Quan liêu lớn nhỏ …tỏ bày công việc”. Lời cầu hiền mang tính dân chủ.
+Người nói được việc hay, bàn nhiều việc tốt thì nên “Bể dụng”.
+ Không trách cứ những người có lời lẽ “không dùng được”, những ngời viển vông.
+Những người ở ẩn cho phép được được dâng thư tự cử, chứ nghĩ là “đem ngọc bán dao”.
+ Thời vận ngày nay là lúc thanh bình “chính lúc người hiền tài gặp hội gió mây”.
=>Mục đích để “Làm rạng rỡ chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh. Như vậy tiến cử có 3 cách: tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử”
– Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
+ Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.
+ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều mang tính ẩn dụ.
+ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.
Câu 3:
– Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
– Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.
+ Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân
+ Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
– Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.
+ Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+ Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+ Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !