I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Câu 1:
Tìm lỗi:
a) Luận điểm chưa phù hợp, thiếu lôgíc với luận cứ được đưa ra nên không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý: luận điểm nêu ra “cảnh vật trong bài thơ thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ” không lôgic với luận cứ nêu ra: ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí…
b) Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, lặp ý, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề: Luận điểm “Người làm trai thời xưa… để mở mày, mở mặt với thiên hạ” dài dòng, không nêu được trọng tâm của luận điểm.
c) Luận điểm không rõ ràng, chưa lôgic với luận cứ nêu ra: giữa luận điểm: “Văn học dân gian ra đời từ… phát triển” với luận cứ tiếp theo “Nhắc đến nó… cuộc sống” rời rạc không có sự thống nhất về nội dung và liền mạch về liên kết đoạn văn. Hành văn chưa mạch lạc, thống nhất.
Câu 2:
Cách sửa lỗi:
a)
– Đưa ra luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
– Chữa lại như sau: Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật gần gũi và bình dị: Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo…Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc đặc trưng của mùa thu làng quê Việt Nam.
b)
– Nêu luận điểm chính rõ ràng.
– Chữa lại như sau: Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh. Phạm Ngũ lão cũng mang theo bên….
c).
– Nêu luận điểm rõ ràng.
– Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông ta đã được đúc kết từ xưa. Nhắc đến nó, người ta…
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Bài 1:
Tìm lỗi:
a) Luận cứ mơ hồ thiếu chính xác, dẫn thơ sai. Luận cứ nên là: Sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ – tâm trạng riêng của Huy Cận, nhưng trong đó cũng hàm chứa tâm trạng chung của cái tôi thơ mới “sâu chót vót”.
b) Luận cứ đưa ra thiếu chính xác, thiếu toàn diện không phù hợp với luận điểm.
– Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ … thắng lợi hoàn toàn”.
– Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.
c) Luận cứ lộn xộn, không theo trình tự lôgic, sai, không phù hợp với luận điểm:
– Luận cứ lộn xộn, không theo trình tự lôgic: “Ngô Quyền … Nguyễn Huệ … Lê lợi … Trần Hưng Đạo …”
– Luận cứ không phù hợp với luận điểm : “Ải Chi Lăng … Cửa biển Bạch Đằng …” Các địa danh này không phải là “tên tuổi”.
Bài 2:
Cách sửa lỗi:
a).
– Dẫn chính xác luận chứng: “Sâu chót vót”.
– Trích dẫn thơ đúng. Ngoài không gian mặt đất, câu thơ mở hướng cho không gian ở tầng cao và cả chiều sâu của sông nước. Đó là không gian ba chiều. Đối diện với không gian ấy, con người đã buồn lại càng cảm thấy cô đơn.
b).
– Sửa dẫn chứng : “Đất nước sau nhiều thế kỉ”.
– Bổ sung thêm dẫn chứng và sắp xếp luận cứ theo trình tự hợp lí: Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Từ Bà Trưng, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa đến Lê Lợi lãnh đạo muôn dân bền bỉ kháng chiến hai mươi năm trời, buộc giặc Minh phải đầu hàng nhục nhã. Quang Trung trong chiến dịch hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh,…
c).
– Sắp xếp dẫn chứng theo trình tự hợp lí: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
– Còn Ải Chi Lăng và Cửa biển Bạch Đằng là địa danh không phải là tên tuổi nên bỏ.
III. Lỗi về cách thức lập luận
Bài 1:
Tìm lỗi:
a) Luận cứ không phù hợp với luận điểm.
b) Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện. Mới chỉ dừng ở việc nói “cái đói” trong các tác phẩm viết về nông thôn, nông dân.
c) Luận điểm không rõ ràng: phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. Luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong câu trước: “Tinh tế…của Đỗ Phủ”.
Bài 2:
Sửa lỗi:
a)
– Nguyễn Khuyến mới viết câu đối khóc vợ, hoặc cho cô Tư Hồng chứ chưa đặt ra số phận người phụ nữ nên bỏ ông ra.
– Sửa lại như sau: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,…
b).
Sửa lại như sau: Nam Cao viết nhiều về nông thôn, nghiêng nhiều về số phận bất hạnh của con người. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
c).
Sửa lại luận điểm, luận cứ:
– Cách 1: Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Ta được biết đến Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu muộn vô biên, một Nguyễn Du với rừng phong thu đỏ nhuộm màu chia li. Nhưng có lẽ ấn tượng và sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chùm thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
– Cách 2: Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Tinh tế và sâu lắng là cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ (Thu hứng). Trong thơ ca Việt Nam trung đại, mùa thu lại hiện hữu trong phong cảnh làng quê Bắc bộ qua chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến…
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !