Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh

Câu 1:

I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

– Không gian và điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.

– Tính chất công việc : Kẻ thù chọn công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.

– Tinh thần của người tù : Câu mở đầu của bài thơ gợi lên thế đứng của con người giữa không gian đất trời : “đứng giữa đất Côn Lôn”. Đó là tư thế của đấng nam nhi anh hùng!

Bài thơ nói về một con người với khẩu khí ngang tàn, vượt lên mọi thử thách gian nan, bằng khí phách như một dũng sĩ thần thoại.

Câu 2:

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:

    + Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc lao động khổ sai như một chiến công chinh phục của dùng sĩ với sức mạnh phi thường.

+ Đối tượng chinh phục của dũng sĩ “đạp đá” là… “đá” !. Thật đúng là “kì phụng địch thủ” vì “trơ như đá”, “rắn mặt như đá” mà !

– Giá trị nghệ thuật của 4 câu thơ đầu. Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền “bạch diện thư sinh” ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.

– Khẩu khí của tác giả.

    + Cách miêu tả những động tác, lại là những động tác có chọn lọc, cùng với những động từ và tính từ rất mạnh và rất gợi được sử dụng liên tiếp (làm cho lở, đánh tan, đập bể)

    + Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống. Dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vì đại nghĩa ở đời.

Câu 3: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.

a. Thể hiện vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khí phách vẫn là khí phách hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của người anh hùng, nhưng giọng thơ đã chuyển sang tự bộc bạch.

b. Thế tương quan đối lập là cách thức để tác giả thể hiện cảm xúc:

– Đối lập giữa những thử thách gian khổ trường kì với sự bền bỉ, dẻo dai, kiên trung của người chiến sĩ.

– Đối lập giữa chí lớn của người mưu đồ nghiệp lớn, với những gian nan gặp phải khi lỡ bước.

– Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

II.LUYỆN TẬP

Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.

– Không có gì có thể làm họ nản chí. Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao.

– Khẩu khí của cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những người anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ luôn cứng cỏi, vững tin và tiền đồ của đất nước và cách mạng.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web