Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (ngắn gọn)

I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

Phần I.

I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

Câu 1:

a.

– Đoạn văn (1) dùng từ ngữ chưa chuẩn xác, còn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày. Nhưng lại có ưu điểm là ngắn gọn, đi nhanh vào vấn đề cần nghị luận.

– Đoạn (2) việc dùng từ ngữ đôi khi không chính xác, cách vào đề còn khá dài. Tuy nhiên, diễn đạt uyển chuyển, linh hoạt, nhờ đó, đoạn văn trở nên sinh động, có sức hấp dẫn.

b.

– Những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên: hẳn ai cũng nghe nói, nhàn rỗi, (tâm hồn đẹp) lung linh, khổ sở, những bài được làm, tập thơ được viết, những thời khắc hiếm hoi, được thanh nhàn bất đắc dĩ, một cách thật khiêm tốn, vượt thoát.

– Những từ đó thường chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày nên không phù hợp với đối tượng là văn nghị luận.

– Có thể sửa lại như sau: không thể không biết đến/ (hẳn) ai cũng biết đến, nhàn rỗi bất đắc dĩ, trong sáng, khó khăn, những tác phẩm/ thi phẩm được sáng tác, tập thơ ra đời, thời khắc trớ trêu, “được” thanh nhàn bất đắc dĩ, một cách khiêm tốn, vượt ngục…

c. Có thể tham khảo đoạn văn sau:

Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập Nhật kí trong tù. Tập thơ ra đời trong hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử: Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc. Nhưng giữa chốn lao tù gian khó, hiểm nguy, những vần thơ của Bác thực sự là cuộc vượt ngục về tinh thần. Nội dung đó được thể hiện sâu sắc qua những bài thơ đặc sắc như: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù; Tập leo núi

Câu 2:

a.

– Những từ in đậm trong đoạn trích biểu hiện niềm đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn, sầu trong thơ Huy Cận.

– Những từ ngữ ấy gợi lên một ấn tượng sâu sắc về đối tượng nghị luận: nhà thơ Huy Cận, nhà thơ của những nỗi sầu ảo não, triền miên…

b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích là nhà thơ Huy Cận

Câu 3:

– Những từ ngữ dùng không phù hợp: kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác, người ta ai mà chẳng, cũng chẳng là gì cả, anh chàng, anh ta, tên.

 

Câu 4: Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận:

– Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì..

– Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng đế bộc lộ cảm xúc phù hợp.

II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Câu 1.

a.

–   Đoạn 1 chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài.

–   Đoạn 2 sử dụng kết hợp các kiểu: câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán…

b. Việc sử dụng, kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu, sinh động và hấp dẫn hơn.

c. Đoạn 2 đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Sử dụng các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái dộ, tình cảm người viết, lời văn có nhạc điệu.

d.

– Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, góp phần thể hiện cảm xúc của người viết và gợi cảm xúc cho độc giả.

Câu 2. Đọc bài tập 2 (SGK, trang 139) và trả lời câu hỏi

a. Trong đoạn văn này người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể của tiếng Việt.

b. Câu văn: “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” khác với những câu khác trong đoạn trích. Đây là kiểu câu rút gọn, đồng thời cũng là một câu cảm thán.

Câu 3.

–   Đoạn văn 1 có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu “Qua…” khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt, có cảm giác lặp ý, rườm rà, nhàm chán.

–   Đoạn văn 2 có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ “Kho tàng văn học dân gian…” hoặc “Văn học dân gian…” khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm chán và gây rối loạn cho việc tiếp nhận văn bản.

Câu 4. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:

–   Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc…

–   Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ…

Phần II.

III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU NGÔN TỪ PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1. Đọc ví dụ (SGK, trang 155) và trả lời câu hỏi:

a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng. Đó là sự trang trọng nghiêm túc.

Ngoài sự tương đồng ở một điểm chung đó, giọng điệu của từng đoạn văn có những nét đặc trưng riêng biệt:

–   Đoạn 1: có sự đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn

–   Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha thể hiện niềm yêu mến đối với nhà thơ.

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận.

c.

–   Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội; sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.

–   Đoạn 2: sử dụng những từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời; sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp…

Câu 2. Đọc ví dụ (SGK, 156) và trả lời câu hỏi:

a. –    Đoạn 1: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh; sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp. Người viết đã chọn giọng điệu thích hợp với mục đích kêu gọi “đồng bào toàn quốc”.

–   Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ; sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.

b.

– Ở đoạn 1, việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “Nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không!”, rất dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Câu đặc biệt “Hỡi đồng bào!” lại tạo giọng điệu hô – đáp rất tha thiết.

– Ở đoạn 2, việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh và sinh động, gợi cảm. Giọng văn rất uyển chuyển, tha thiết. Người viết đã sử dụng linh hoạt rất nhiều cụm tính từ, cụm động từ. Phép ẩn dụ được sử dụng nhiều khiến câu văn trở nên giàu hình ảnh.

Câu 3: Từ những nội dung đã tìm hiểu, xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận:

–   Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.

–   Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước…

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân tích, làm rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận (SGK)

–   Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị về câu, điểm nổi bật là đoạn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhân mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết, thể hiện khả năng thuyết phục cao.

–  Đoạn 2: nói về thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn thèm chan hòa, con người khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi…) Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu), tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân), tài hoa, uyên bác, đầy biến hóa trong việc sử dụng ngôn từ qua đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhà thơ Tú Xương.

–   Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm… của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn văn vẫn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản (yếu đuối, hùng mạnh, tủi nhục – vinh quang, chịu đựng – bất bình, tiếng khóc –  tiếng cười, lê lết – vùng vẫy, tự ti – tự tôn…). Người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều… thì Từ). Đoạn văn vì thế mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật.

Câu 2. Chọn một đoạn các đề tài (SGK, trang 158) để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng diệu phù hợp

Cả ba vấn đề nêu ra là những vấn đề nghị luận xã hội.

Khi viết, HS lưu ý yêu cầu của đề:

–   Sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ.

–  Viết chuẩn câu, không sai ngữ pháp. Lựa chọn kiểu câu phù hợp: câu kể, câu cảm, câu hỏi…

–   Lựa chọn giọng điệu phù hợp: giàu cảm xúc hay lạnh lùng nhưng giàu chất suy tư (có suy nghĩ đúng và sâu)?

–    Có thể sử dụng các biện pháp tu từ để tăng tính biểu cảm và sức hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web