Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 9 tập 1

Câu 2: Người mẹ Tà-ôi ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của Cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con trong khi mẹ tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi mẹ chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước. Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà-ôi, người mẹ Việt Nam.

Câu 1: Bài thơ được chia làm ba khúc, mỗi khúc có hai khổ. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình  cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ.

Câu 2: Người mẹ Tà-ôi ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của Cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con trong khi mẹ tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi mẹ chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước. Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà-ôi, người mẹ Việt Nam.

Câu 3: Hai câu thơ có ý so sánh hai mặt trời. Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ. Mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sức sống đến cho cây cỏ. Em cu Tai là mặt trời của mẹ, em cũng đem cho mẹ ánh sáng, hi vọng và niềm tin. Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.

Câu 4: Mẹ vừa ru em cu Tai vừa làm các công việc của kháng chiến. Tình cảm thương con gắn liền với tình thương bộ đội, thương dân làng. Mẹ giã gạo nên mong cho con ngủ ngoan và mơ cho mẹ những hạt gạo trắng ngần. Mẹ tỉa bắp nên mong cho con mơ cho hạt bắp đều và phát mười Ka-lưi. Mẹ đang đạp rừng, chuyển lán nên mong cho con ngủ ngoan và mơ đất nước được thống nhất, con trở thành người Tự do. Ước mơ của mẹ trở thành lời ru thầm mong cho con ngủ và để con mơ. Tất cả hi vọng, mong ước, mẹ đều dành cho con, mong cho con mơ giấc mơ đẹp. Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.

Câu 5: Tình yêu thương con của người mẹ gắn với tình yêu bộ đội, yêu làng, yêu đất nước. Giấc mơ mẹ gửi vào con là có gạo cho bộ đội ăn, có rẫy trồng nhiều bắp cho làng no, đất nước được thống nhất, mẹ được gặp Bác Hồ. Tình cảm của người mẹ Tà-ôi cũng chính là tình cảm, khát vọng của nhân dân : yêu quê hương đất nước, chiến đấu kiên cường giành độc lập, tự do, thống nhất nước nhà.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web