Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích) – Nguyên Thành Long

Câu 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên.

Câu 1: Truyện ngắn này có cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của cô kĩ sư, ông họa sĩ và anh thanh niên làm khí tượng. Tạo ra tình huống gặp gỡ, tác giả để cho nhân vật chính hiện ra trong con mắt các nhân vật khác. Đây là bức chân dung những con người vô danh, lặng thầm cống hiến cho đất nước. Bức chân dung ấy, nổi bật là chân dung anh thanh niên làm khí tượng qua đánh giá của bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, qua hành động hái hoa, tặng quà, không đi tiễn của anh (vì đến giờ « ốp »)

Câu 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên.

a. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả :

– Truyện Lặng lẽ Sa Pa đưa ra bốn nhân vật : bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một « kí họa chân dung » về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra để cho mọi người cảm nhận được rằng « Trong cái lặng im của Sa Pa […], Sa Pa mà chỉ nghe ten, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước ».

– Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận , suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác : bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.

b. Những nét đẹp của nhân vật

– Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là « đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu ». Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm, đúng giờ « ốp » thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định).

Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

– Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ?

+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mìn « thật hành phúc ».

+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người : “…khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.

+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động : nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

–  Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của con người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…). Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét).

     Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

Câu 3: Nhân vật ông họa sĩ

– Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện – người thanh niên.

– Ngay tưừ những phút  đầu gặp anh thanh  niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối : « Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác… ».

– Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và « Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ… ».

– Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web