I. Tác dụng của việc lập dàn ý.
– Bao quát được những nội dung chủ yếu sẽ triển khai.
– Bao quát được phạm vi và mức độ nghị luận.
– > Tránh xa đề, lạc đề, thừa ý, thiếu ý hay lặp ý… và phân bố thời gian làm bài hợp lí.
II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
Mở bài :
– Khái quát vai trò và tác dụng của sách trong đời sống.
– Dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki
Thân bài :
– Sách là gì ?
– Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người, là kho tàng tri thức nhân loại ghi lại những hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
– Sách mở ra những chân trời mới :
+ Sách giúp chúng ta hiểu những lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.
+ Sách giúp chúng ta vượt thời gian và không gian tìm kiến tri thức.
+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.
– Thái độ với sách và việc đọc sách:
+ Nên biết chọn sách để đọc và cảm nhận.
+ Khi đọc nên tạo hứng thú, đọc nghiêm túc và học theo sách có nội dung tốt.
+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học thực tế trong cuộc sống.
Kết bài :
– Khẳng định lại vai trò và tác dụng của sách.
– Mở rộng vấn đề : Tình hình sách giả trên thị trường, cách đọc sách của giới trẻ ngày nay…
Luyện tập:
Câu 1. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
a. Bổ sung các ý :
– Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.
– Cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng đến sự hoàn thiện tài và đức.
b. Lập dàn ý:
Mở bài : Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nội dung chính mà câu nói hướng tới. Đây là bài học quý giá và có ý nghĩa sâu sắc.
Thân bài :
– Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
+ Giải thích khái niệm tài và đức.
+ Có tài mà không có đức là người vô dụng.
+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
+ Mối quan hệ khăng khít giữa tài và đức.
– Ý nghĩa lời dạy của Bác : Là kim chỉ nam giúp chúng ta xác định hướng đi đúng đắn trong quá trình học tập, rèn luyện bản thân.
Kết bài : Mỗi người muốn thành công, góp sức cho đất nước cần phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có tài và đức.
Câu 2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:
Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
a. Mở bài
– Những khó khăn trong cuốc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người -> dân gian đã đúc kết nên cấu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn “.
– Định hướng tư tưởng : Câu tục ngữ có mặt đúng, mặt chưa đúng. Khi vận dụng vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.
b. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
+ Cái khó: những khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống.
+ Cái khôn: khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người.
+ Cái khó bó cái khôn : Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế, bó buộc việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.
– Câu tục ngữ có cái đúng và cái chưa đúng:
+ Mặt đúng : quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan.
+ Mặt chưa đúng : bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự nỗ lực chủ quan của con người. Trên thực tế, nhiều người gặp khó khăn nhưng họ đã lấy khó khăn làm động lực vươn lên để thu được thành quả, …
c. Kết bài
– Đưa ra bài học : Trước hoàn cảnh khó khăn, càng phải quyết tâm khắc phục.
– Cần có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống.
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !