I. KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
a. Kết luận (mục đích) của lập luận : Bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên là kẻ thất phu hèn kém, cầm chắc thất bại về sau.
b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra :
+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết thời thế.
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.
c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận của người nói (viết).
II. CÁC XÂY DỤNG LẬP LUẬN
1. Xác định luận điểm
Đọc bài Chữ ta của Hữu Thọ :
a. Vấn đề nghị luận : Thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.
– Quan điểm tác giả : Khi nào thật cần thiết thì mới dùng tiếng nước ngoài.
b. Các luận điểm :
Lđ1 : Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.
Lđ2 : Tiếng anh cũng đưa vào báo chí ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
a. Luận cứ cho các luận điểm :
– Luận điểm 1 :
Ở Triều Tiên, chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới, chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
Ở Triều Tiên, đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
Trong khi đó thì … như mình lạc sang một nước khác.
– Luận điểm 2 :
Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.
Nhưng các tờ báo phát hành trong nước … cần đọc.
Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo … thông tin.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Phương pháp lập luận được vận dụng :
– Bài Thư dụ Vương Thông lần nữa : diễn dịch và quan hệ nhân quả.
– Bài Chữ Ta : quy nạp và so sánh đối lập.
b. Một số phương pháp khác : phương pháp nêu phản đề, loại suy, so sánh tương đồng, ngụy biện…
Luyện tập:
Câu 1: Tìm và phân tích các luận điêrn, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (SGK).
– Luận điểm : Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
– Luận cứ :
Lí lẽ : Lòng yêu nước thương người; lên án, tố cáo các thế lực chà đạp con người; đề cao con người với phẩm chất, tài năng, khát vọng sống, hạnh phúc…
Dẫn chứng : Liệt kê các tác phẩm văn học giàu tính nhân đạo từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX.
– Phương pháp lập luận : diễn dịch.
Câu 2.
Tìm luận cứ cho các luận điểm :
a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích
– Nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội.
– Giúp ta khám phá bản thân mình.
– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.
– Rèn luyện câu chữ cho khả năng diễn đạt tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.
– Không khí ô nhiễm.
– Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.
– Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
– Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ.
– Văn học dân gian được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
Câu 3. Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn
– Ví dụ 2: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Hằng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần vắng bóng khiến cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành dữ dội hơn. Ở trên cao, bầu không khí của chúng ta cũng chịu chung số phận. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức làm cho tấm lá chắn bảo vệ trái đất của chúng ta (tầng ôzôn) cũng đứng trước nguy cơ bị phá hủy…
(Theo Ngô Văn Tuần)
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !