I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Câu 1.
Hai đoạn văn này đều liên quan đến trường Mĩ Lí, nhưng lại không có mối liên hệ rõ ràng. Bởi đoạn trước nói về sân trường hiện tại lại đột ngột chuyển sang việc trong quá khứ.
Câu 2.
a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa thời gian và tạo liên kết đoạn trước.
b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn có sự liên hệ về dòng hồi tưởng của tác giả.
c. Đoạn văn có liên kết đoạn sẽ mạch lạc, chặt chẽ và hợp lí hơn.
II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Câu 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
Câu | Quan hệ ý nghĩa | Từ ngữ liên kết | Từ liên kết tương tự |
a. | liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ | – Bắt đầu là… – Sau khâu tìm hiểu là… |
trước hết, đầu tiên, thoạt đầu,… – tiếp đến, tiếp theo, sau nữa,…; một là – hai là… |
b. | cùng nói về cảm xúc của nhân vật “tôi” với ngôi trường Mĩ Lí | nhưng | nhưng, trái lại, vậy mà, song,… |
c. | thời gian | Trước đó | đó, này, kia,… |
d. | quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết | Nói tóm lại | như vậy, nhìn chung, tóm lại,… |
Câu 2.
Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Câu liên kết hai đoạn văn đã cho là Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy!
Câu có tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong đoạn trích của Lê Trí Viễn, Thạch Lam và Nguyễn Đăng Mạnh là:
Câu | Từ ngữ liên kết | Quan hệ ý nghĩa |
a. | Nói như vậy | quan hệ suy luận giải thích |
b. | Thế mà | quan hệ tương phản |
c. | – cũng – Tuy nhiên |
– liệt kê, tăng tiến – đối lập, tương phản |
Câu 2: Điền từ ngữ hoặc câu thích hợp:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời.
Câu 3:
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Quả thực đúng như ý kiến của Vũ Ngọc Phan, đó là đoạn thể hiện rõ nét, sinh động tính cách nhân vật. Tình huống được xây dựng thật khéo léo. Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ tác giả miêu tả linh hoạt, sống động. Tên cai lệ hiện ra như một con ác thú thực sự, và chị Dậu đại diện cho sự bất mãn, sự áp bức khốn cùng bị kháng cự. Đó là đỉnh điểm của sự phản kháng. Kết hợp ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo càng làm nên cái “tuyệt khéo” của đoạn văn.
Nhìn chung, cái “tuyệt khéo” được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều mặt ngôn từ diễn tả. Ngô Tất Tố thực sự đã tạo dựng được một đoạn văn đầy cao trào thật xuất sắc.
→ Phương tiện liên kết : Nhìn chung → quan hệ nội dung cụ thể và tổng kết.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !