Soạn bài Lời tiễn dặn – Cánh diều

Bài soạn Lời tiễn dặn - Cánh diều giúp bạn chuẩn bị bài một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, qua đó nâng cao kĩ năng suy luận và tập làm văn, bài viết được giaibaitap.pro.vn tổng hợp chọn lọc dành cho học sinh tham khảo

Hướng dẫn soạn bài: Lời tiễn dặn – Cánh diều

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

– Khi đọc hiểu truyện thơ (truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm) các em cần chú ý:

+ Xuất xứ và bối cảnh của đoạn trích truyện thơ.

+ Các đặc điểm truyện thơ được thể hiện ở văn bản này.

+ Nội dung chính của văn bản và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.

+ Những điểm đặc sắc về hình thức của văn bản truyện thơ.

+ Ý nghĩa và giá trị của văn bản đối với người đọc ngày nay.

– Đọc trước văn bản Lời tiễn dặn; tìm hiểu thêm thông tin về truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên hai người yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Tưởng mong ước đó được thực hiện khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, nhưng cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, còn người vợ cũ được anh chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước. Hai người cưới nhau, sống cuộc đời hạnh phúc.

Đoạn trích Lời tiễn dặn là lời chàng trai căn dặn cô gái khi đưa cô về nhà chồng và khi chứng kiến cảnh cô gái bị đánh đập.

2. Đọc hiểu

*Nội dung chính: Văn bản thể hiện tâm trạng tuyệt vọng, đau xót của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, cô gái bị chính người chồng đánh đập.

*Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.

Trả lời:

– Tâm trạng: đau buồn, đầy tuyệt vọng, dằn vặt, day dứt đau khổ.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

Trả lời:

– Khi cô gái ở nhà chồng, cô bị người chồng đánh đập.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?

Trả lời:

– Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai: điệp cấu trúc “chết thành…”, “yêu nhau, yêu…”, so sánh “lời đã trao thương” – Như bán trâu ngoài chợ, như thu lúa muôn bông”, “lòng ta thương nhau như trăm lớp nghìn trùng”, “bền – vàng, đá”.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Lưu ý: Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.

Trả lời:

Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt của đôi bạn trẻ và khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

*Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

– Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai đau buồn, nói lời tiễn đưa với cô gái. Còn cô gái như muốn níu kéo lại thêm một chút, với hy vọng có thể đoàn tụ sớm với ý chí đầy quyết tâm, nguyện ước thủy chung, son sắt “không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.

– Hai người đang sống trong tâm trạng khổ đau khi không thể sống với người mình yêu thương.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai chứng kiến tình cảnh ấy.

Trả lời:

– Khi ở nhà chồng, tình cảnh của cô gái lầm vào bi thảm. Cô bị người chồng đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo, người chồng “trợn mắt ra tay”, “vụt tới tấp” khiến cô “ngã lăn chiêng”, “ngã lăn đùng”, “ngã không kịp chống kịp gượng”.

– Thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến cảnh ấy:

+ Anh đã đỡ chị dậy, phủi áo, chải đầu, búi tóc hộ, nấu thuốc cho chị…

+ Anh đã trở thành chỗ dựa tinh thần của chị. Sau đó chàng trai đã vì xót xa cho cô gái mà quyết tâm sẽ đón cô về đoàn tụ với mình.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

Trả lời:

– Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, chứa chan sự chân thành, thủy chung và thắm thiết, ý chí quyết tâm tạo dựng hạnh phúc của hai người sẽ không có gì ngăn cản được.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong phần (2) của đoạn trích.

Trả lời:

– Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông…

+ Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

+ Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

– Tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Trả lời:

Tác giả chọn cách diễn đạt với hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, nhằm mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Trả lời:

– Thông điệp đoạn trích: lên án, tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng.

– Thông điệp ấy vẫn còn ý nghĩa với cuộc sống của ngày hôm nay. Thể hiện khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web