Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Chiếc lươc ngà:

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Chiếc lươc ngà:

– Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được viết năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam đang diễn ra ác liệt.

– Truyện phản ánh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, tuy nhiên, hình ảnh bom đạn ác liệt chỉ hiện ra thấp thoáng; ở phần chính của truyện, tác giả kể sự việc ông Sáu về thăm nhà, qua đó khắc họa tình cảm sâu nặng nhưng cũng éo le của hai cha con ông Sáu.

2. Thân bài

a. Tình cảm của ông Sáu đối với con

– Hoàn cảnh xa cách: vì cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, ông Sáu đã phải xa gia đình và đứa con chưa đầy một tuổi suốt tám năm trời với biết bao thương nhớ, mong chờ ngày gặp gỡ.

– Sự hụt hẫng ngày trở về:

+ Ông nôn nóng được gặp con với biết bao sự háo hức: nhảy thót lên khi xuồng chưa cập bến, hai cánh tay giơ ra, miệng lặp bặp gọi con.

+ Đứa con mặt tái đi, khóc thét, bỏ chạy không nhận ra cha. Những ngày sau đó ông tìm mọi cách để cho con nhận ra mình nhưng vô hiệu. Vết thẹo trên mặt ông đã khiến cho bé Thu không chịu nhận cha.

– Niềm vui ngày ra đi: Ngày ra đi, ông không còn hi vọng con nhận ra mình, nhưng đó lại là lúc bé Thu nhào tới ôm hôn ba và khóc thảm thiết, vì bé đã được bà ngoại giải thích nguyên do của vết thẹo trên mặt ba.

– Tình cha qua chiếc lược:

+ Tìm khúc ngà và làm lược cho con tỉ mỉ như một người thợ bạc.

+ Trước lúc hi sinh, dùng hết sức lực nhờ người bạn trao chiếc lược cho con gái.

b. Tình cảm, thái độ của bé Thu đối với cha

– Lúc cha mới về : giật mình ngơ ngác, sợ hãi không nhận ra cha mình vì vết thẹo trên mặt cha. Tìm mọi cách từ chối, khiến choc ha phải giận dữ, rồi còn bỏ về nhà ngoại khi bị ba đánh vì cứng đầu…

– Lúc cha ra đi : gọi ba thảm thiết, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo trên má một cách hết sức cảm động.

– Tiểu kết : Thu là một cô bé có tính cách cứng cỏi, dứt khoát, đồng thời cũng rất hồn nhiên ngây thơ, có tình cảm mãnh liệt, sâu sắc.

c. Nghệ thuật tác phảm :

– Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc, đặc biệt là tâm lí trẻ thơ.

– Tình huống truyện cảm động làm nổi bật tính cách nhân vật.

– Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình gắn với khẩu ngữ rất Nam Bộ.

3. Kết luận :

– Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

– Câu chuyện đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về một tình cha con đầy xúc động.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web